5+ vai trò của tủ ấm phòng thí nghiệm trong nghiên cứu

Tủ ấm phòng thí nghiệm là 1 thiết bị cách nhiệt hình chữ nhật. Được sử dụng để phát triển và duy trì nuôi cấy vi sinh hoặc tế bào. Tủ sấy duy trì nhiệt độ, độ ẩm và hàm lượng khí tối ưu nhờ khả năng lưu thông khí quyển bên trong.

Tủ ấm phòng thí nghiệm còn có khả năng lập trình hẹn giờ để quay vòng các mức nhiệt độ và độ ẩm khác nhau. Các thiết bị này thường được sản xuất theo kích thước và dung tích phù hợp với từng đối tượng phòng thí nghiệm.

Tại sao phòng thí nghiệm cần có tủ ấm?

Dựa theo chức năng của từng loại hình phòng thí nghiệm để đánh giá. Có những phòng thí nghiệm có chức năng nghiên cứu vi sinh, hóa học hoặc vật lý. Cũng có những nơi không hẳn được gọi là phòng thí nghiệm nhưng vẫn hoạt động tương tự phòng thí nghiệm. Tất cả các cơ sở trên đều cần có tủ ấm để phục vụ công việc.

Tủ ấm được công nhận là một giải pháp tuyệt vời để xác định mức độ quan trọng và tính hữu dụng của một đối tượng trong cuộc sống. Để giải thích một cách rõ nghĩa nhất. Tủ ấ phục vụ việc duy trì và phát triển nuôi cấy vi sinh hoặc nuôi cấy tế bào. Điều chỉnh các yếu tố tăng trưởng khả thi như nhiệt độ, độ ẩm và lưu thông khí quyển.

Các thông số cơ bản

Tủ ấm có rất nhiều kích thước. Có thể nhỏ như máy tính xách tay hoặc lớn như 1 căn phòng. Tùy thuộc vào yêu cầu của từng cơ sở sử dụng.

Tủ sấy có khả năng kiểm soát nhiệt độ cực thấp. Sử dụng làm thiết bị ấp vi sinh. Tủ ấm vi sinh chủ yếu sử dụng nuôi cấy phát triển hoặc lưu trữ vi khuẩn ở nhiệt độ từ 5 – 370C.

Tại sao cần tủ ấm cho phòng thí nghiệm
Tại sao cần tủ ấm cho phòng thí nghiệm

Kiểm soát độ ẩm và nồng độ Carbon dioxide. Thường thấy ở tủ ấm nuôi cấy tế bào. Thiết bị hoạt động ở nhiệt độ 370C, mô phỏng các điều kiện nhiệt độ cơ thể

Nghiên cứu sinh học vẫn là một lĩnh vực còn nhiều điều mới mẻ để con người khám phá. Sinh học có rất nhiều kiến thức để dạy cho chúng ta. Thậm chí còn hơn thế nữa. Vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta là sử dụng các công cụ, thiết bị tối tân nhất để thực hiện nghiên cứu. Tủ ấm phòng thí nghiệm được sử dụng trong nuôi cấy tế bào mô, nghiên cứu dược phẩm và huyết học. Nghiên cứu sinh hóa, chế biến thực phẩm và sục khí tế bào. Nghiên cứu động vật. Nghiên cứu độ hòa tan và lên men cũng như nuôi cấy vi khuẩn.

Dường như ngày càng nhiều điều cần được nghiên cứu hơn?

Đúng vậy. Tủ ấm phòng thí nghiệm cũng được sử dụng trong nghiên cứu nuôi cấy mô. Việc này liên quan đến chiết xuất các mảnh mô động vật hoặc thực vật. Để lưu trữ các “chất dẫn” này trong môi trường được kiểm soát ở nhiệt độ, pH, CO2 phù hợp. Sau đó, phân tích quá trình tăng trưởng của chúng. Các nghiên cứu này cho phép các nhà khoa học hiểu được chức năng của một số tế bào. Nhờ đó, nuôi cấy mô giúp phát hiện các rối loạn sức khỏe xảy ra do thiếu 1 số enzyme nhất định.

>>> Một loại tủ ấm được sử dụng khá rộng rãi khác là dòng tủ ấm BOD tác động vào mẫu nước thải, nước ô nhiễm. Đây cũng là một trong nhiều dòng sản phẩm được nhiều phòng thí nghiệm trên cả nước sử dụng.

Nguyên tắc hoạt động của tủ ấm phòng thí nghiệm.

Cấu tạo

Thân tủ có cấu tạo 2 lớp:

Buồng làm ấm

  • Dung tích buồng ấm: Từ 35 lít đến 420 lít
  • Làm bằng vật liệu Inox SUS 304 các góc bo tròn dễ dàng vệ sinh.

Khung vỏ tủ làm bằng vật liệu thép sơn tĩnh điện Cách nhiệt giữa 2 lớp bằng lớp bông khoáng dày hoặc bông thủy tinh dày 50 mm.

Tủ ấm phòng thí nghiệm là gì?
Tủ ấm phòng thí nghiệm là gì?

Hoạt động của tủ ấm phòng thí nghiệm

  • Điều khiển nhiệt độ và thời gian bằng bộ vi xử lý tích hợp phần mềm điều khiển cài đặt sẵn thuật toán điều khiển nhiệt độ P .I.D với độ chính xác cao.
  • Giao diện với người sử dụng thông qua bảng điều khiển cảm ứng số chống nước và màn hình hiển thị đèn LED số  Có âm thanh xác nhận cho tất cả các cài đặt .
  • Chỉ thị tình trạng tủ trong quá trình gia nhiệt.
  • Các chương trình cài đặt quá trình gia nhiệt thành nhiều giai đoạn với nhiệt độ khác nhau.
  • Bộ phận điều chỉnh luồng khí: đóng/mở cửa phía sau quạt hút cho các ứng dụng khác nhau.
  • Hệ thống tuần hoàn khí: Lưu thông khí cưỡng bức, dòng khí được điểu khiển bằng quạt theo phương nằm ngang, có thể điều chỉnh tốc độ quạt và tốc độ khí trên bảng điều khiển.
  • Khả năng cách nhiệt: Bao gồm buồng gia nhiệt, lớp cách nhiệt và khung ngoài.
  • Có khả năng giữ nhiệt độ cửa thấp ngay cả khi buồng đạt nhiệt độ tối đa.
  • Kiểm soát nhiệt độ hoàn toàn tự động từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.
  • Khi hết thời gian làm ấm trên màn hiển thị chữ “End”  Bảo vệ an toàn tối ưu cho mẫu, người sử dụng và môi trường.
  • Có khả năng bảo vệ quá nhiệt điện tử kỹ thuật số được tích hợp trong bộ vi xử lý.
  • Đèn LED chỉ thị khi hệ thống bảo vệ quá nhiệt được kích hoạt  Hiển thị các thông số làm ấm và cảnh báo trên màn hình hiển thị đèn LED số
  • Có khả năng lưu trữ các thông số cài đặt
  • Có bộ cảm biến dò nhiệt (sensor): Bạch kim hoặc kiểu PT.
  • Có biểu đồ mô tả các quá trình hoạt động chỉ thị bằng Led
  • Nguồn điện: 220V±10% / 50 Hz

Hiện nay, Nihophawa đang cung cấp ra ngoài thị trường nhiều dòng tủ ấm phòng thí nghiệm. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất thiết bị y tế. Chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị y tế nói chung. Để nhận tư vấn và báo giá về các dòng tủ sấy phòng thí nghiệm Nihophawa. Quý khách có thể trực tiếp liên hệ hotline hoặc để lại thông tin, đội ngũ kinh doanh sẽ liên hệ và tư vấn giúp quý khách.

5/5 (1 Review)