Nồi hấp tiệt trùng hay Autoclave Sterilization là gì?

Khi nói đến nồi hấp tiệt trùng hay tên gọi khác là Autoclave Sterilization thì nhiều người không biết đó là gì? Nó có chức năng gì và cách sử dụng ra sao? Ngay kể cả đối với người trong lĩnh vực này cũng chưa nắm rõ. Nihophawa sẽ làm rõ những câu hỏi này cho các bạn. Trước tiên ta cùng tìm hiểu.

Nồi hấp tiệt trùng hay autoclave là gì?

Nồi hấp tiệt trùng (autoclave sterilizer) nhiệm vụ chính là tiệt trùng, khử trùng dụng cụ thí nghiệm Y tế bao gồm: bệnh viện, các phòng nghiên cứu vi sinh, dược phẩm và các phòng thí nghiệm chuyên dụng là việc cần được thực hiện hàng ngày, thường xuyên để tránh vi khuẩn có thể lây lan.

Sterilization là gì?

Sterilization trong tiếng Anh có nghĩa là khử trùng. Thuật ngữ này được sử dụng nhiều trong y học đặc biệt là tiệt trùng. Sterilization được hiểu là quá trình tiêu diệt, loại trừ tất cả các hình thái sự sống tồn tại trên bề mặt được tiệt trùng. Một số lại nấm, bào tử vi khuẩn, virus… đều bị tiêu diệt bởi quá trình Sterilization.

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều kỹ thuật khử trùng, tiệt trùng khác nhau trong đó được sử dụng nhiều nhất là tiệt trùng bằng nồi hấp. Hay Autoclave Sterilization, đây là thiết bị được tất cả các bệnh viện trang bị để khử khuẩn cho thiết bị y tế. Phương pháp tiệt trùng bằng nhiệt thông qua dùng nồi hấp tiệt trùng với hơi nước bão hòa dưới áp suất cao. Nồi hấp tiệt trùng là thiết bị được sử dụng rộng rãi.

Các quy trình Sterilization là gì?

Để giúp các bạn có thể hiểu thêm về quy trình tiệt trùng Sterilization . Nihophawa sẽ gửi tới các bạn một số các phương pháp tiệt trùng được áp dụng phổ biến ngày nay.

Tiệt trùng nhiệt

Nhiệt độ cao có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus tối đa. Duy trì nhiệt độ cao trong một thời gian nhất định có thể tiệt trùng tiêu diệt được các vi khuẩn có hại một cách hiệu quả. Tùy vào các loại vật liệu, số lượng dụng cụ, các loại vi sinh vật mà điều chỉnh nhiệt độ và thời gian cho phù hợp.

Nhiệt ở đây có thể tạo ra bằng việc đốt đèn cồn, gas đốt cháy… Mọi vật liệu tạo ra nhiệt độ cao đều là tiệt trùng.

Tiệt trùng bằng hơi nước

Nhiệt độ kết hợp áp suất là phương pháp được sử dụng trên nồi hấp tiệt trùng. Nhiệt độ được duy trì trên 121 °C trong thời gian nhất định sẽ cung cấp đủ thời gian để tiêu diệt vi khuẩn. Tác dụng của nhiệt độ hơi nước đều có thê rtieue diệt được nội bào tử kháng nhiệt. Đây được xem là ưu điểm của nồi hấp trong quá trình khử trùng.

phương pháp tiệt trùng
Phương pháp tiệt trùng. Sưu tầm

Tiệt trùng Pasteur

Phương pháp này khá ôn hòa. Đặc biệt là không giết tất cả các tế bào vi sinh vật mà ức chế làm chậm sự sinh trưởng của vi sinh vật. Phương pháp này phù hợp với tiệt trùng trong sản xuất sữa tươi.

Ngoài ra còn có phương pháp lọc, tiệt trùng bức xạ, hóa học và chất sát trùng cũng là các quy trình tiệt trùng được áp dụng nhiều trong y tế và đời sống.

Nguyên lý của nồi hấp tiệt trùng autoclave sterilization là gì?

Nồi hấp tiệt trùng dụng cụ Y tế là một bể áp suất hoạt động theo nguyên tắc làm bay hơi nước của nguyên sinh chất dẫn đến phá vỡ vỏ để tiêu diệt các vi sinh vật.

Nguyên lý sử dụng nồi hấp nihophwa
Nguyên lý sử dụng nồi hấp nihophwa

Nhất là khi ta tăng nhiệt độ đột ngột thì quá trình bay hơi rất nhanh làm vỡ vỏ ra tức thì. Và tại nhiệt độ khoảng 121oC trong thời gian 5 – 15 phút thì các vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt dưới tác động của hơi nước bão hòa dưới áp suất cao.

Hướng dẫn cách sử dụng nồi hấp tiệt trùng (Autoclave Sterilization)

Cấu tạo thiết bị hấp tiệt trùng (Autoclave Sterilization) bao gồm:

  • Đai ốc đóng cửa
  • Công tắc nguồn
  • Tay cầm cửa
  • Bộ chỉnh giờ tiệt trùng
  • Núm điều chỉnh nhiệt độ
  • Bộ chỉnh giờ sấy
  • Nắp đậy
  • Đồng hồ đo áp lực và nhiệt độ
  • Đèn báo nguồn
  • Được cấu tạo từ thép không gỉ 304 siêu bền
  • Đèn báo gia nhiệt và tiệt trùng
  • Kích thước lòng nồi: 300mm * depth 700mm
  • Đèn báo sấy
  • Dung tích lòng nồi: 50 lít
  • Đèn báo hoàn tất
  • Kích thước bên ngoài: 600mm(W)*1000mm(H)*450mm(Công suất tổng cộng: 230VAC / 3,1 kW / 14A
  • Công tắc xả khẩn cấp
  • Nhiệt độ thiết kế: 140oC
  • Công tắc bắt đầu hoạt động
  • Thiết bị an toàn gồm: Van an toàn áp suất, Công tắc bảo vệ quá nhiệt, Công tắc bảo vệ quá áp, Bẩy hơi đôi. Tăng hiệu quả tiệt trùng, Công tắc xả khẩn cấp, Chỉ báo thiếu nước.

2. Chuẩn bị và lắp đặt nồi hấp tiệt trùng

  • Đặt nồi hấp trên nền phẳng, cân bằng và giữ khoảng cách hơn 5cm giữa tường và vỏ máy
  • Kiểm tra nguồn điện từ 220V đến 240V
  • Cắm dây nguồn vào mạng điện
  • Đổ khoảng 3000cc nước cất vào trong lòng nồi. (khoảng 1,5 chai nhựa)
  • Gắn ống xả khí, một đầu vào đuôi chuột phi 10mm sau lưng máy và một đầu vào hệ thống nước thải. Dùng ống nối từ van bảo vệ quá áp vào hệ thống nước thải nếu cần thiết
  • Nhấn công tắc nguồn, nếu đèn báo nguồn sáng có nghĩa là máy đã sẵn sàng hoạt động
Nồi hấp dụng cụ y tế AS50
Nồi hấp dụng cụ y tế AS50

3. Các bước tiệt trùng dụng cụ nồi hấp tiệt trùng (Autoclave Sterilization)

  • Đổ 3l nước RO vào nồi hấp, đặt mẫu cần tiệt trùng vào giỏ rồi đặt vào trong nồi hấp và đóng chặt van
  • Chọn lựa các chức năng gồm: Nhiệt độ tiệt trùng (áp suất), thời gian tiệt trùng, thời gian sấy
  • Bắt đầu quá trình hấp bằng cách nhấn Start
  • Nồi bắt đầu quá trình gia nhiệt, thời gian tiệt trùng được tính khi nhiệt độ bằng so với giá trị cài đặt. Thời gian sấy bắt đầu khi thời gian tiệt trùng hết
  • Kết thúc quá trình sấy, âm báo sẽ kêu, đèn Complete sáng, nếu đèn không sáng thì tắt công tắc On, Off rồi bật lại
  • Nhấn Emergency để xả áp suất, chỉ mở nắp khi áp suất tại đồng hồ báo là Zero
  • Chú ý: Nếu chạy mẫu khác nên để cho máy tự làm nguội ít nhất 20 phút và khởi động lại máy bằng On/Off để Reset hệ thống.

Những thắc mắc về hướng dẫn cách sử dụng nồi hấp tiệt trùng (autoclave sterilizer) là gì? Đã được Công ty TNHH Thương Mại và Công Nghệ Hồng Phát giới thiệu phía trên cho quý khách hàng nắm được, hiện nay ở nhiều cơ sở Y tế như: bệnh viện, phòng khám,…đã xuất hiện nồi hấp tiệt trùng của thương hiệu Nihophawa, sản phẩm được các đối tác sử dụng là vì chất lượng mà nó đem lại.

5/5 (1 Review)