Những vi sinh vật tham gia vào quá trình xử lý nước thải y tế | Nihophawa

Những vi sinh vật nào tham gia vào quá trình xử lý nước thải y tế trong hệ thống của Nihophawa. Hãy cùng đội ngũ kỹ thuật môi trường tìm hiểu chi tiết

Xử lý nước thải y tế bằng phương pháp sinh học là cách phổ biến nhất thế giới. Công nghệ này sử dụng các loại vi khuẩn và vi sinh vật để làm sạch nước bị ô nhiễm.

Xử lý nước thải y tế là hành động bắt buộc đối với sức khỏe con người và môi trường. Việc sử dụng các vi sinh vật nhằm đẩy nhanh quá trình xử lý ô nhiễm trên 1 vùng nước nhỏ như hệ thống xử lý nước thải y tế trong bệnh viện chẳng hạn.

Vai trò của vi sinh vật

Trước đây 2 thế kỷ, thiên nhiên có khả năng tự làm sạch. Nhưng những năm gần đây, lượng ô nhiễm thải ra ngày càng lớn. Để giữ cho hệ sinh thái tự nhiên không bị ảnh hưởng, bắt buộc con người phải tự có ý thức xử lý những vấn đề mình gây ra. Do đó, các nhà máy xử lý nước thải, hệ thống xử lý nước thải y tế cần phải xây dựng để ngăn chặn hiện tượng phú dưỡng các dòng sông, ngăn ngừa sự khuếch tán của bệnh tật.

Nước thải y tế là 1 lĩnh vực khá khó, cần có chuyên môn cao để xử lý. Vì những thành phần có trong nước không chỉ là những chất thải thông thường như trong nước thải sinh hoạt. Thành phần của nó còn chứa những hóa chất nguy hại, những mầm bệnh có khả năng lây lan cao. Áp dụng công nghệ sinh học chúng ta có thể giảm hàm lượng cao các hợp chất có trong nước. Vì chúng được sử dụng làm nguồn thực phẩm và năng lượng cho vi sinh vật phát triển và nhân bản.

Tóm lại, trong quá trình xử lý nước thải y tế, vi khuẩn là trung tâm. Các bể phản ứng được ví như 1 trang trại nuôi trồng vi sinh trên quy mô lớn.

Vi sinh vật có mặt ở đâu?

Chúng ở mọi nơi. Trong đất, nước, không khí. Chúng ở nguồn nước đầu vào đến cửa xả của hệ thống. Các thông số vận hành bể phản ứng ảnh hưởng đến sự phát triển và cấu trúc các loài vi sinh khác nhau. Sự kết hợp phức tạp này dẫn đến sự đa dạng về chủng loại, độ phân hủy sinh học cao dù tạp chất trong nước cũng đa dạng không kém. Không giống như việc sử dụng từng loài vi sinh đơn lẻ. Đây là yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng nước thải được xử lý.

Những vi sinh vật tham gia vào quá trình xử lý nước thải y tế
Những vi sinh vật tham gia vào quá trình xử lý nước thải y tế

Thông thường các vi sinh tập hợp lại thành 1 cấu trúc vảy trong môi trường tự do gọi là Floc. Những Floc này có thể thấy bằng mắt thường, chứa tế bào sống và chết của vi khuẩn, động vật nguyên sinh và các sản phẩm trao đổi chất. Chúng kết tụ xung quanh các chất hữu cơ lơ lửng mà chúng ăn. Đây chính là trường hợp của bùn hoạt tính.

Ngoài ra, trong môi trường nuôi cấy cố định, trên bề mặt cũng tạo thành các màng sinh học tương tự.

Những vi sinh vật này là gì?

Để biết được những vi sinh vật này là gì, cần hiểu các thông số ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng.

  • Thứ nhất vị trí địa lý.
  • Thứ 2 loại nước mà vi sinh sinh sống và phát triển.
  • Thứ 3, đặc điểm của nước thải y tế.

Cuối cùng là các thông số vận hành của hệ thống như sục khí, khuấy nước, phun hóa chất hay không.

Tất cả các yếu tố này tạo ra những thay đổi về số lượng giữa vi khuẩn tự dưỡng và vi khuẩn dị dưỡng. Trong hệ thống xử lý nước thải y tế, vi khuẩn gram âm thuộc loại proteobacteria chiếm ưu thế từ 21 – 55%.

Trong đó Betaproteobacteria là nhóm phong phú nhất, chịu trách nhiệm chính trong việc loại bỏ các yếu tố hữu cơ và chất dinh dưỡng. Các nhánh khác là Bacteroidetes, Acidobacteria và Chloroflexi. Nhiều loại vi khuẩn nhất là Tetrasphaera, Trichococcus, Candidatus Microthrix. Rhodoferax, Rhodobacter, Hyphomicrobium.

Betaproteobacteria
Betaproteobacteria. Nguồn Wikipedia

Trong số các loài nấm, Ascomycetes là phổ biến nhất, chiếm 6.3 – 7.4% vi sinh vật. Sau đó là các vi khuẩn cổ, Euryarcheota chiếm 1.5% vi sinh vật. Ngoài ra với sự hiện diện của Amoniac và oxy, nitrosomonas tỷ lệ lớn. Cuối cùng, tuổi bùn vi sinh cao giúp động vật nguyên sinh và luân trùng xâm nhập môi trường nhanh hơn.

Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sự xuất hiện của 1 số loài. Vị trí địa lý ảnh hưởng đến thành phần của loài. Trong công nghiệp, sự hiện diện của các vi sinh vật chủ yếu được xác định rõ có thể được giải thích bằng khả năng phân hủy sinh học các thành phần cụ thể.

Vi khuẩn còn được phân loại qua cách chúng lấy oxy. Trong xử lý nước thải y tế, 3 loại vi khuẩn được sử dụng là: hiếu khí, kỵ khí và ngẫu nhiên.

Tác động của vi sinh và các giải pháp

Sự hiện diện của các vi khuẩn xấu hoặc không có lợi khuẩn có thể gây ra:

  • Hiệu quả khí sinh học ở bể kỵ khí thấp.
  • Phản ứng keo tụ và lắng kém
  • Vi khuẩn dạng sợi dư thừa
  • Phốt pho dư thừa
  • Hiệu quả loại bỏ NH4 và NO3 thấp
  • Sản xuất mùi khó chịu
  • Tiệu thụ quá mức các sản phẩm hóa học
  • Tạo bọt trong bể kỵ khí.

Có 3 cách để khôi phục xử lý hiệu quả. Đầu tiên là thay đổi cách vận hành và đợi đúng loài vi sinh xâm nhập môi trường 1 lần nữa. Thứ 2 là loại bỏ hoàn toàn các vi sinh vật tại chỗ khi bước đầu không hiệu quả. Cách này cần cẩn thận. Không khuyến khích sử dụng vì sinh khối phải mất vài ngày để phát triển đồng thời nước sẽ không được xử lý đúng cách trong thời gian này. Thứ 3 là bổ sung vi khuẩn chọn lọc sẵn, nuôi cấy và nhân lên để thu hồi lợi thế so với các vi khuẩn không mong muốn.

Ứng dụng

Công nghệ sinh học vi sinh cung cấp các ứng dụng khoa học sáng tạo có lợi ích kinh tế và sinh thái cao. Tối đa hóa các quá trình suy thoái tự nhiên và loại bỏ ô nhiễm với chi phí thấp hơn đáng kể so với các quá trình xử lý hóa lý hoặc cơ học thông thường.

Việc sử dụng vi khuẩn khác với các kỹ thuật xử lý phổ biến ở chỗ bao gồm các phương pháp đơn giản và tự nhiên. Kết quả cuối cùng là giúp môi trường loại bỏ ô nhiễm mà không tạo ra ô nhiễm mới. Hầu hết thời gian thực hiện đòi hỏi phải sử dụng các bể phản ứng chuyên dụng và các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng vi sinh với số lượng lớn.

Bạn có thể xem thêm một ứng dụng quan trọng của vi sính vật qua bài viết

Xây dựng nhanh môi trường nuôi dưỡng vi sinh

Sự xâm chiếm của 1 môi trường bởi các vi khuẩn và vi sinh cần thiết cho quá trình thanh lọc kéo dài từ 4 đến 8 tuần. Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng nhất đến quá trình tăng trưởng này.

Những lợi khuẩn được nuôi cấy để bổ sung vào quá trình xử lý nước thải y tế
Những lợi khuẩn được nuôi cấy để bổ sung vào quá trình xử lý nước thải y tế

Có những giải pháp để giảm thời gian xuống còn 1 tuần thông qua gieo mầm vi khuẩn được chọn và nuôi dưỡng. Ưu điểm chính là:

  • Giảm thời gian chuẩn bị cho hệ thống xử lý nước thải y tế vận hành.
  • Tăng tốc khởi động bộ phận xử lý di động trong trường hợp hệ thống chính xảy ra sự cố.

Kỹ thuật này bao gồm 1 chu kỳ tuần hoàn của chất nền trong nước và vi khuẩn thích nghi tốt kết hợp. Trong điều kiện thuận lợi, vi khuẩn sẽ phát triển thành cụm Floc hoặc màng sinh học rất nhanh. Cuối cùng, sau vài ngày môi trường vi sinh đã sẵn sàng cho công việc xử lý nước thải y tế. Nhiệt độ nước theo nhiệt độ thường từ 12 – 300C.

Giải quyết vi sinh không mong muốn.

Tại các bể phản ứng bùn hoạt tính, sự hiện diện của các loài vi sinh bất lợi là 1 vấn đề thực sự. Đầu tiên, giải pháp bao gồm trích xuất càng nhiều bùn càng tốt và tăng cường sục khí. Các lợi khuẩn có thể mất vài ngày để khôi phục môi trường ban đầu. Nếu cách này không hiệu quả thì có thể sử dụng clorin để diệt khuẩn. Vấn đề là clorin sẽ tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn cả lợi cả hại. Sau đó, mất 1 vài tuần để khôi phục điều kiện bình thường.

Trong khi phần lớn các nhà vận hành tiếp tục bơm clorin, chúng tôi khuyên bạn nên bổ sung lợi khuẩn chuyên dụng. Đối với việc vận hành nhanh hệ thống xử lý, bổ sung lượng lớn các quẩn thề có lợi này giúp nhanh chóng khôi phục sự cân bằng trong các bể.

Cách cải thiện hiệu quả xử lý

Bằng cách loại bỏ các chất béo và dầu

Chất béo và dầu là nguyên nhân chính gây ra suy thoái môi trường sống của vi sinh. Vi khuẩn Lipophilic chuyên phân hủy dầu mỡ động thực vật trong hệ thống xử lý nước thải y tế. Những vi khuẩn này dễ dàng thích nghi với tất cả các hệ thống xử lý hiện tại.

Có những loài vi khuẩn và enzyme hoàn toàn tự nhiên. Chúng được thiết kế và lựa chọn cho khả năng tiêu hóa chất béo và bùn. Một số vi khuẩn rất chuyên trong việc phân hủy chất béo. Đến mức chúng có khả năng làm giảm tới 300.000 mg/l COD.

Cải thiện bằng cách tăng sự hiện diện của lợi khuẩn.

Kỹ thuật vận hành hệ thống sẽ bơm hỗn hợp chất nền phù hợp kết hợp bổ sung lợi khuẩn. Cách này được đánh giá là hiệu quả nhất. Do đó, việc thiết lập nhanh những yếu tố này trong bể phản ứng sẽ giúp cải thiện năng suất thanh lọc đáng kể. Áp dụng vào các thành phần sau:

Thêm vi khuẩn xử lý trong môi trường nước lạnh hoặc nóng.

Phần lớn các vi sinh vật phát triển nhanh ở nhiệt độ cao, tối đa là 380C. Tuy nhiên, tại Việt Nam có 4 mùa. Mùa hè nhiệt độ có thể lên tới 450C, mùa đông có thể thấp dưới 100C. Ở những ngưỡng nhiệt này vi khuẩn phải xử lý thành phần ô nhiễm trong điều kiện khắc nghiệt.

Đây là lý do tại sao hỗn hợp vi khuẩn hiệu quả để xử lý nước trong điều kiện khác nhau. Nếu điều kiện lạnh, có thể giao mầm các lợi khuẩn phù hợp với điều kiện lạnh ở trước bể phản ứng. Chúng sẽ đáp ứng điều kiện xử lý và đảm bảo hiệu quả.

Hi vọng bài viết này của Nihophawa sẽ giúp các bạn hiểu thêm về các vi sinh vật tham gia vào quá trình xử lý nước thải y tế. Nếu có nhu cầu lắp đặt và thi công hệ thống xử lý nước thải y tế phòng khám. Quý khách có thể để lại thông tin hoặc liên hệ theo hotline của HongPhat Tech Co., Ltd. Đội ngũ kỹ thuật sẽ tư vấn trực tiếp 24/7.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ HỒNG PHÁT

  • Adress: Số 8 ngách 63/2 đường Lê Đức Thọ, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Hotline: 0986.428.569 – 0247.309.9686
  • Email: hongphat@nihophawa.vn
  • Website: https://nihophawa.com.vn
0/5 (0 Reviews)