TSS là gì? Cụm từ viết tắt của Total suspended solids – tổng chất rắn lơ lửng. TSS là trọng lượng khô của các hạt lơ lửng không hòa tan. Trong nước, các chất SS này có thể bị giữ lại bằng 1 bộ lọc phù hợp với kích thước của chúng.
Trước đây TSS được gọi là NFR (non – filterable residue) – dư lượng chất không thể lọc. Sau này được đổi lại tên để phù hợp với đa lĩnh vực khoa học.
Chỉ số TSS trong nước là 1 trong các thông số để đánh giá chất lượng nước. Bất kỳ mẫu nước biển, nước ngọt hay nước thải sau khi được xử lý. TSS là 1 chỉ số thể hiện chất gây ô nhiễm nước.
Cách đo lường Total Suspended Solids là gì?
Lấy mẫu TSS của nước hoặc nước thải bàng cách đổ 1 định lượng nước phù hợp qua 1 bộ lọc có kích thước lỗ lọc tiêu chuẩn. Bộ lọc sẽ được cân trước khi đổ. Cân lại bộ lọc sau quá trình lọc và sấy khô nước đọng trên tấm lọc.
Các bộ lọc có thể đo được TSS được cấu tạo bởi các sợi thủy tinh. Trọng lượng bộ lọc tăng là thước đo các hạt có trong mẫu nước. Đơn vị biểu thị là miligam trên lít mg/l.
Nếu nước có chứa một lượng chất hòa tan đáng kể. Những chất này sẽ làm tăng thêm trọng lượng của bộ lọc khi sấy khô. Cần rửa bộ lọc và lấy mẫu bằng nước thử ion sau khi lọc và trước khi sấy. Đây là bước quan trọng rất dễ bị bỏ qua. Vì khi đo nước biển, lượng muối trên bộ lọc trong quá trình sấy sẽ làm sai số lượng chất rắn lơ lửng.
Các định nghĩa liên quan đến TSS
TSS là gì hay suspended solids là gì?
Tổng chất rắn lơ lửng TSS là các hạt rắn lớn hơn 2 micron trong cột nước. Bất kỳ hạt nào nhỏ hơn 2 micron được gọi là chất rắn hòa tan TDS. Hầu hết các chất rắn lơ lửng được tạo thành từ các vật liệu vô cơ. Mặc dù vi khuẩn và tảo cũng có đóng góp vào tổng nồng độ chất rắn TSC.
Những chất rắn này bao gồm mọi vật trôi nổi trong nước. Trầm tích, phù sa, cát đến các sinh vật phù du và tảo. Các hạt hữ cơ từ các vật liệu phân hủy cũng đóng góp vào nồng độ TSS. Khi tảo, thực vật và động vật phân hủy, quá trình này cho phép các hạt hữ cơ nhỏ tách ra và đi vào cột nước dưới dạng chất rắn lơ lửng.
Các kết tủa hóa học cũng được coi là 1 dạng chất rắn lơ lửng. Tổng chất rắn lơ lửng TSS là 1 yếu tố quan trọng trong việc quan sát độ trong của nước. Càng có nhiều chất rắn lơ lửng, nước càng ít trong.
Ý nghĩa của TSS
Một số chất rắn lơ lửng có thể lắng xuống đáy lẫn vào các trầm tích trong 1 khoảng thời gian. Các hạt nặng hơn như sỏi và cát thường lắng xuống khi chúng đi vào khu vực có dòng chảy thấp hoặc không có nước. Mặc dù việc lắng này giúp cải thiện độ trong của nước nhưng phù sa tăng sẽ làm ngạt các sinh vật đáy và trứng.
Các hạt còn lại không lắng xuống đáy gọi là chất rắn keo hoặc không thể hòa tan. Các chất rắn lơ lửng này quá nhỏ và nhẹ để lắng được xuống đáy.
Các chất rắn có thể cố định ở 1 chỗ được gọi là trầm tích có đệm hoặc có trọng tải. Những trầm tích này có thể thay đổi từ cát và sỏi đến phù sa và đất mịn tùy thuộc vào dòng chảy của nước. Đôi khi các trầm tích có thể di chuyển xuông dòng. Ngay cả khi chúng không nổi lên thành chất rắn lơ lửng. Khi chất rắn di chuyển dọc theo đáy của một dòng chảy mạnh, được gọi là vận chuyển tải trọng BT.
Độ đục là gì?
Độ đục là một xác định quang học độ trong của nước. Nước đục sẽ xuất hiện nhiều vẩn đục hoặc có màu khác. Ảnh hưởng đến diện mạo vật lý của nước. Chất rắn lơ lửng và vật liệu màu hòa tan làm giảm độ trong của nước bằng cách tạo màu mờ đục hoặc bùn. Phép đo độ đục thường sử dụng như một chỉ só về chất lượng nước dựa trên độ trong và ước tính tổng chất rắn lơ lửng trong nước.
Độ đục của nước dựa trên lượng ánh sáng bị tán xạ bởi các hạt trong cột nước. Càng có nhiều hạt, ánh sáng bị tán xạ càng nhiều. Như vậy, độ đục và tổng chất rắn lơ lửng có liên quan mật thiết. Tuy nhiên độ đục không phải là phép đo trực tiếp của chỉ số TSS. Thay vào đó, độ đục chỉ là 1 phép đo tương đối. Độ đục thường được sử dụng để chỉ ra những thay đổi trong tổng nồng độ chất rắn lơ lửng trong nước mà không cung cấp một phép đo chính xác.
Độ đục có thể tạo ra do trầm tích lơ lửng như bùn hoặc đất sét, vật liệu vô cơ hoặc chất hữu cơ. Chúng có thể là tảo, sinh vật phù du hay vật liệu phân rã. Ngoài các chất rắn lơ lửng này, độ đục cũng bao gồm các chất hữu cơ hòa tan có màu CDOM (colored dissolved organic matter), chất hữu cơ hòa tan huỳnh quang FDOM (fluorescent dissolved organic matter) và các chất liệu làm đổi màu nước khác. CDOM còn được gọi là chất nhuộm mùn. Nhuộm mùn được tạo ra từ các cây và lá mục nát trong nước, giải phóng tannin và các phân tử khác gây biến đổi màu nước.
Sự thay đổi màu thường thấy ở các đầm lầy, các khu vực có thảm thực vật mục nát cao. CDOM khiến nước xuất hiện màu đỏ hoặc nâu, tùy thuộc vào loại cây lá. Các chất hòa tan này có kích thước quá nhỏ để được tính trong nồng độ TSS nhưng chúng vẫn là 1 phần của phép đo độ đục. Vì chúng ảnh hưởng đến độ trong của nước.
Độ trong của nước là gì?
Độ trong của nước là đặc tính vật lý được xác định bởi độ sâu mà ánh sáng mặt trời xuyên qua trong nước. Ánh sáng mặt trời càng xa, độ trong của nước càng cao. Ánh sáng mặt trời sâu còn được gọi là vùng ánh sáng. Nước càng trong, vùng ánh sáng càng sâu và tiềm năng quang hợp càng lớn.
Vùng ánh sáng có độ sâu tối đa là 200m dựa trên tính chất hấp thụ ánh sáng của nước. độ trong của nước liên quan trực tiếp đến độ đục. Vì độ đục là thước đô độ trong của nước. độ trong của nước bị ảnh hưởng bởi lượng ánh sáng mặt trời có sẵn. Các hạt lơ lửng trong cột nước và các chất rắn hòa tan như vật liệu hữu cơ có màu CDOM trong nước.
Độ mặn cũng ảnh hưởng đến độ trong của nước. Do ảnh hưởng của muối đối với sự kết tụ và tốc độ lắng của các hạt lơ lửng. Nói cách khác, các ion muối thu thập các hạt lơ lửng và kết tủa làm tăng trọng lượng của chúng. Do đó, làm lắng chúng xuống đáy.
Do cơ chế này, nước biển và cửa sông có xu hướng trong cao hơn (độ đục trung bình thấp hơn) so với sông, hồ. Môi trường biển có tốc độ bồi lắng cao hơn khi chất rắn bị kéo ra khỏi nước và lắng xuống đáy.
So sánh độ đục và chất rắn lơ lửng TSS là gì?
- Độ đục và tổng chất rắn lơ lửng đều đề cập đến các hạt có trong cột nước.
- Độ đục và độ trong của nước là 2 tính chất trực quan của nước dựa trên sự tán xạ ánh sáng và suy hao.
Tất cả 3 tham số đều liên quan đến các hạt trong cột nước, dù trực tiếp hay gián tiếp.
Độ đục được xác định bởi lượng ánh sáng tán xạ. Mặc dù phép đo này sau có thể sử dụng để ước tính nồng độ chất rắn hòa tan nhưng không chính xác. Độ đục không bao gồm bất kỳ chất rắn hoặc khối lượng chất rắn nào. Ngoài ra, các phép đo độ đục có thể bị ảnh hưởng bởi các chất hữu cơ hòa tan tạo màu. Các chất hòa tan này không nằm trong phép đo TSS nhưng nó sẽ gây ra độ đục thấp giả vì nó vẫn có khả năng hấp thụ ánh sáng thay vì tán xạ.
Mặt khác, tổng chất rắn lơ lửng là tổng số lượng vật liệu rắn trên 1 thể tích nước. Điều này có nghĩa TSS là 1 phép đo cụ thể của tất cả chất rắn lơ lửng, dù là hữu cơ hay vô cơ theo khối lượng. TSS bao gồm các chất rắn lắng và là phéo đo trực tiếp tổng chất rắn có trong 1 vùng nước. Như vậy, TSS có thể được sử dụng để tính tốc độ lắng. Trong khi độ đục không thể.
Độ trong của nước hoàn toàn liên quan đến sự xâm nhập của ánh sáng mặt trời. Mặc dù chúng cũng có thể xác định qua lượng chất rắn lơ lửng, ảnh hưởng bởi CDOM hay các chất rắn hòa tan khác. Độ trong của nước là phép đo chủ quan nhất trong 3 chỉ số vì cách xác định thông thường bằng quan sát của co người.
Tại sao TSS hay Total suspended solids lại quan trọng?
Độ đục và TSS là các chỉ số rõ ràng nhất về lượng nước. Những hạt lơ lửng có thể tạo ra từ xói mòn đất, dòng chảy, chất thải, trầm tích đáy bị khuấy hoặc sinh vật phù du. Mặc dù 1 số dòng chảy có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao tự nhiên vẫn được coi là nước lành mạnh. Sự gia tăng đột ngột độ đục trong 1 vùng nước rõ ràng so với trước đo là 1 tín hiệu gây lo ngại. Trầm tích lơ lửng quá mức có thể làm giảm chất lượng nước đối với sinh vật thủy sinh và co người. Cản trở giao thông đường thủy và tăng nguy cơ lũ lụt.
Xói mòn
Sự gia tăng độ đục cũng cho thấy sự xói mòn gia tăng ở các bờ sông, suối gây ảnh hưởng lâu dài đối với 1 vùng nước. Xói mòn làm giảm chất lượng môi trường sống cho cá và các sinh vật khác. Đối với độ trong của nước, giảm sự xâm nhập ánh sáng do trầm tích lơ lửng có thể che khuất tầm nhìn của sinh vật thủy sinh, giảm khả năng tìm kiếm thức ăn của chúng. Hạt lơ lửng cũng gây bệnh tắc mang cá, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng.
Ô nhiễm
Các chất ô nhiễm như kim loại hòa tan và mầm bệnh có thể bám vào các hạt lơ lửng và xâm nhập vào nước. Đây là lý do tại sao sự gia tăng đột ngột độ đục có thể chỉ ra sự ô nhiễm tiềm ẩn, không chỉ dừng ở mức giảm chất lượng nước.
Các chất gây ô nhiễm bao gồm vi khuẩn, vi sinh vật, chất dinh dưỡng như nitrat, phốt pho, thuốc trừ sâu, thủy ngân, chì và các kim loại khác. Một số chất gây ô nhiễm đặc biệt là kim loại nặng có thể gây bất lợi, thậm chí đầu độc hệ sinh thái.
Khi nồng độ chất rắn lơ lửng là do các vật liẹu hữu cơ. Đặc biệt là nước thải và chất hữu cơ phân rã, sự hiện diện của vi khuẩn, vi sinh vật và virus có nhiều khả năng. Các chất rắn lơ lửng hữu cơ này cũng có nhiều khả năng làm giảm nồng độ oxy hòa tan khi chúng bị phân hủy.
Ảnh hưởng của vi sinh vật và kim loại nặng
Những vi sinh vật và kim loại nặng có thể ảnh hưởng không chỉ sinh vật thủy sinh mà còn ảnh hưởng lớn tới môi trường sống của con người. Nước sinh hoạt của con người phần lớn lấy từ sông suối. Các chất rắn lơ lửng hữu cơ từ nước thải bao gồm các vi sinh vật, vi khuẩn và virus. Chúng góp phần gây ra các bệnh truyền nhiễm qua đường nước như Cryptosporidiosis, bệnh tả và bệnh giadia.
Nước đục dù là do vật liệu hữu cơ hay vô cơ cũng không dễ dàng được khử trùng vì các hạt lơ lửng sẽ giúp che giấu những loại vi sinh này.
Trong sông, hồ, độ đục cũng có thể làm giảm tầm nhìn của cấu trúc sinh thái dưới mặt nước. Ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị sử dụng của vùng nước đó. Trong các hệ thống thoát nước công nghiệp, độ đục góp phần làm tắc ống. Các hạt lơ lửng làm tăng ma xát, giảm tuổi thọ của máy móc.
Hi vọng bài viết này của đội ngũ kỹ thuật viên Nihophawa đã phần nào giải thích cho bạn hiểu về TSS là gì? Ý nghĩa của chỉ số này trong quá trình xử lý nước thải. Để hiểu thêm về hệ thống xử lý nước thải AAO. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo hotline 0986.428.569