Xử lý rác thải bệnh viện luôn là vấn đề quan trọng cần được giải quyết triệt để. Đây là nguồn rác thải nguy hiểm ẩn chứa nhiều mầm bệnh.
Bệnh viện là địa điểm phát sinh rác thải y tế nguy hại lớn nhất và thường xuyên nhất. Mỗi bệnh viện đều phải lưu trữ hồ sơ về việc phát sinh và vận chuyển rác thải theo từng vị trí phòng ban. Vấn đề quan trọng nữa là phải quản lý các chất thải phát sinh từ bệnh viện đúng cách để tránh những rủi ro về sức khỏe và môi trường.
Bài viết này mô tả chi tiết kế hoạch và thiết kế xử lý rác thải tại 1 bệnh viện lớn. Nhằm quản lý an toàn chất thải nguy hại phát sinh. Bắt đầu từ khu vực thu gom đến quy trình xử lý rác thải y tế cuối cùng. Kế hoạc bao gồm 4 giai đoạn: thông tin cơ bản, xác định vấn đề, can thiệp và giám sát. Các giải pháp thực hiện khả thi, tiết kiệm chi phí và có thể áp dụng tại các cơ sở y tế khác.
Rác thải y tế trong bệnh viện
Thực trạng
Bệnh viện là địa điểm quan trọng phát sinh rác thải. Mọi bộ phận trong bệnh viện đều có khả năng tạo ra rác thải và sản phẩm tổng thể. Đó là chất thải các loại như rác thải y tế, rác thải sinh hoạt và hành chính. Chất thải chăm sóc sức khỏe bao gồm các vật phẩm và vật sắc nhọn gây nhiễm trùng, hóa chất, dược phẩm và chất phóng xạ hết hạn sử dụng. Những vật phẩm này có thể gây bệnh và có hại cho môi trường. Những chất thải đó được gọi là chất thải nguy hại.
Các chất thải khác được tạo ra từ hoạt động chăm sóc sức khỏe nhưng không nguy hại. Như hôp thuốc, bao bì của các vật dụng y tế và thực phẩm, thức ăn thừa và chất thải từ văn phòng.
Bảo quản và xử lý
Việc quản lý chất thải phát sinh trong bệnh viện khong chỉ là trách nhiệm của bạn giám đốc quản lý. Mà còn là trách nhiệm của từng bộ phận, từng cơ sở y tế cung cấp nhân sự trong bệnh viện. Đây là 1 quá trình bắt đầu từ nơi phát sinh rác thải y tế cần được thu gom đúng cách và tách biệt khỏi chất thải không nguy hại khác trong các thùng chứa có mã màu cụ thể. Việc vận chuyển rác thải y tế nguy hại cần được lập bản đồ rõ ràng trong bệnh viện. Được vận chuyển bằng xe đẩy và xe chở chuyên dụng đặc biệt.
Việc bảo quản chất thải nguy hại phải được thực hiện trong các phòng tiện ích chuẩn bị riêng cho công tác này. Có nhiều phương pháp khác nhau như bảo quản tại chỗ. Hoặc bảo quản ngoài cơ sở để thuận tiện cho việc xử lý cuối cùng các chất thải nguy hại này. Nhân sự xử lý cần được đào tạo bài bản và kỹ lưỡng.
Kế hoạch xử lý rác trong bệnh viện
Như đã nói sơ lược ở trên, kế hoạch này bao gồm 4 giai đoạn: thông tin cơ bản, xác định vấn đề, can thiệp và giám sát.
Để kế hoạch được thực hiện đúng mục tiêu và hiệu quả, cần lập ra ủy ban kiểm soát. Bao gồm: giám đốc bệnh viện, phó giám đốc điều dưỡng, y tá kiểm soát nhiễm khuẩn và giám đốc vệ sinh.
Thông tin cơ bản:
Cần thực hiện trước các việc:
- Kiểm tra nhận thức của nhân viên trong bệnh về việc giảm thiểu tối đa phát sinh rác thải y tế nguy hại.
- Xem xét các hạng mục vật tư y tế mà bệnh viện đã sử dụng
- Xác định khối lượng chất thải bệnh viện phát sinh.
- Xem xét chính sách và thủ tục về xử lý chất thải y tế. Danh sách các hạng mục được coi là chất thải y tế nguy hại hoặc các chất thải khác.
- Đánh giá số lượng, vị trí, tình trạng mãu màu phù hợp và nội dung của phương tiện thu gom.
- Lập bản đồ và kiểm tra các khu vực lưu trữ, tuyến đường vận chuyển.
Xác định vấn đề xử lý rác thải trong bệnh viện
Những vấn đề có thể xảy ra:
- Hay đổi người quản lý địa điểm theo hợp đồng hoặc dịch vụ vệ sinh môi trường
- Nhân viên y tế thiếu nhận thức
- Bỏ rác thải không đúng cách vào các thùng chứa được chỉ định.
- Phương tiện thu gom, vận chuyển hoặc bảo quản không đạt yêu cầu.
- Thương tật do xử lý không chính xác các chất thải y tế nguy hại như kim tiêm hoặc đồ thủy tin.
Những biện pháp can thiệp:
- Khởi động chiến dịch giáo dục và định hướng về ý thức giảm thiểu phát sinh rác thải y tế cho nhân viên.
- Sử đổi chính sách và thủ tục về xử lý chất thải y tế.
- Sửa đổi các phương tiện thu gom, hệ thống vận chuyển. Khu vực bảo quản phù hợp với thiết kế và bố trí trong bệnh viện.
- Thanh tra, giám sát việc xử lý chất thải.
- Xây dựng kế hoạch quản lý cho từng bộ phận với sự tham gia tích cực của các trường khoa, điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên trưởng.
- Thiết lập các kế hoạch dự phòng để đối phó với sự cố tràn chất thải y tế nguy hại.
Giám sát:
- Thường xuyên kiểm tra các phương tiện thu gom, vận chuyển và lưu trữ.
- Phản hồi từ các bộ phận: nhận và đánh giá.
- Đánh giá trọng lượng của chất thải y tế.
- Kiểm tra lại nhận thức của nhân viên về việc phát sinh rác thải trong bệnh viện.
- Kiểm tra việc quản lý được nâng cấp.
Đánh giá
Cần kiểm soát tốt dòng chất thải y tế nguy hại từ nguồn phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng. Kế hoạch được trình bày là 1 bước quanh trọng để quản lý thích hợp nhất chất thải y tế nguy hại. Cung cấp đánh giá về hồ sơ phát sinh, thu gom, vận chuyển và lưu trữ chất thải y tế trong bệnh viện.
Chính sách và thủ tục quy định việc xử lý chất thải y tế là điều cần thiết để thực hiện 1 kế hoạch quản lý hiệu quả. Chính sách và quy trình phải xem xét đến bối cảnh đặc biệt của bệnh viện. Việc phân loại các chất thải do từng bệnh viện được tạo ra là rác thải chăm sóc sức khỏe nguy hại hay không phải rất rõ ràng và chính xác.
Đối với nhận thức của nhân viên không được sao nhãng việc giảm thiểu tối đa rác thải y tế phát sinh. Các biện pháp đối phó với sự cố tràn chất thải và sự thất bại của phương pháp xử lý cuối cùng tại chỗ cần được xử lý trong chính sách và thủ tục.
Xử lý rác thải bệnh viện dùng 1 lần
Chất thải y tế được coi là 1 khiếm khuyết lớn của dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Với sự phát triển của các sản phẩm y tế dùng 1 lần. Vấn đề này càng trở nên nan giải hơn. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần được giáo dục về việc tạo ra chất thải trong quá trình cung cấp dịch vụ. Khuyến kích sử dụng các vật dụng y tế 1 cách hợp lý.
Quy định xử lý cần được tuân thủ
Định hướng về cách mà bệnh viện sẽ xử lý chất thải y tế nên được đưa vào tất cả các chương trình đào tạo và giáo dục. Tất cả nhân viên tại bệnh viện bất kể tình nguyện, sinh viên thực tập hay nhân viên dọn vệ sinh cũng không ngoại trừ. Phải chịu trách nhiệm xử lý thích hợp khi vi phạm.
Điều quan trọng là cần thúc đẩy nhân viên y tế tuân theo những chính sách và quy định. Đặc biệt chú ý đến việc xử lý đúng cách các chất thải vào thùng chứa phù hợp. Quản lý tòa nhà, bảo vệ hoặc dịch vụ vệ sinh phải hiểu rõ về cách bố trí của bệnh viện. Hiểu rõ chính sách và quy định của bệnh viện về quản lý chất thải để sử dụng phương pháp xử lý phù hợp.
Các phương tiện thu gom, vận chuyển và địa điểm lưu trữ phải hiệu quả và đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết do cơ quan quản lý yêu cầu. Vị trí của các khu vực này cần xem xét bối cảnh của các khoa riêng lẻ. Lưu lượng bệnh nhân, xe cấp cứu, vị trí giường bệnh và số lượng của từng khoa. Việc tiếp cận những khu vực này chỉ được giới hạn cho những nhân viên nhưng không giới hạn cho bệnh nhân và khách thăm khám.
Xác định trọng lượng rác thải bệnh viện.
Loại và trọng lượng của rác thải y tế có thể được xác định và lập kế hoạc trước bằng cách xem xét kho vật tư y tế đã mua. Cần lưu ý khả năng cung cao hơn cầu. Các biện pháp tái chế được thiết lập để giảm thiểu chất thải. Bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí.
Trọng lượng của chất thải y tế liên quan đến các sản phẩm được coi là chất thải y tế. Về lâu dài, cũng liên quan đến mức độ chăm sóc sức khỏe của bệnh viện. Trong ngắn hạn, là ảnh hưởng đến việc thăm khám chữa bệnh hàng ngày và công suất sử dụng giường bệnh.
Khuyến nghị đánh giá trọng lượng của chất thải bệnh viện. Chất thải nguy hại và các loại chất thải khác với số liệu cơ sở. Có thể tính toán lượng chất thải trên mỗi giường bệnh hoặc bệnh nhân. Sau đó ước tính chi phí xử lý chất thải y tế nguy hại.
Giám sát và kiểm tra
Giám sát chặt chẽ các biện pháp tiếp theo được thực hiện và kiểm tra thường xuyên. Trọng tâm của bất kỳ kế hoạc nào cũng là duy trì thích hợp dây chuyền xử lý rác thải bệnh viện nguy hại. Tức là phương tiện thu gom, vận chuyển và lưu trữ. Các phương tiện thu gom như các thùng thu gom phải được đặc biệt xem xét kỹ lưỡng bề loại rác thải được xử lý trong đó.
Chất thải y tế nguy hại được vứt vào các thùng chứa không đúng cách sẽ không được xử lý phù hợp theo yêu cầu. Đây là nguồn gây thương tích cho người lao động, đặc biệt là kim tiêm và thủy tinh.
Ngược lại, các loại chất thải y tế không nguy hại được thu gom chung với chất thải y tế nguy hại sẽ tạo ra tình trạng quá tải trong việc vận chuyển và lưu trữ. Đồng thời không cần thiết phải xử lý theo phương pháp xử lý cuối cùng. Do đó, việc tăng hoặc giảm trọng lượng của chất thải y tế nguy hại cần được diễn giải thận trọng cùng với việc kiểm tra các phương tiện thu gom. Các trường hợp vi phải phải được lập biên bản và báo cáo trưởng khoa, điều dưỡng trưởng.
Kiểm tra
Khuyến khích phản hồi từ nhân viên về tất cả khía cạnh của kế hoạch. Quản lý chất lượng toàn diện nên được sử dụng để đánh giá việc thực hiện sau này.
Cuối cùng, kết quả của việc giám sát thích hợp nhất là việc xử lý 1 lượng chất thải có kiểm soát dẫn đến quản lý hiệu quả về chi phí và không có rủi ro.
Hi vọng, bài viết của NIhophawa đã phần nào giúp bạn hiểu về đặc điểm của rác thải bệnh viện. Hiện nay, chúng tôi đang sản xuất và cung cấp 2 hệ thống xử lý rác y tế lớn. Hệ thống lò đốt rác Mediburner và hấp tiệt trùng kết hợp nghiền cắt. Với hơn 11 năm kinh nghiệm và hàng nghìn dự án lớn nhỏ. Nihophawa tự tin sẽ đưa tới cho bạn giải pháp xử lý rác thải bệnh viện tối ưu nhất.
Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm. Quý khách có thể liên hệ hotline 0986.428.569.
Xem thêm về hệ thống: https://bit.ly/2EuzOMf