TIP 10 mẹo bảo quản nồi hấp dụng cụ y tế ít người biết

Bảo quản nồi hấp dụng cụ y tế là cực kỳ quan trọng. 10 mẹo dưới đây sẽ giúp quý khách sử dụng và vận hành máy một cách trơn chu và hiệu quả nhất.

Nồi hấp y tế được sử dụng phổ biến rộng rãi nhờ khả năng tiệt trùng các dụng cụ y tế hiệu quả. Công nghệ sử dụng là hơi nước bão hòa kết hợp áp suất nhiệt độ cao. Thiết bị này phát triển theo thời gian và được áp dụng những công nghệ tích hợp. Giúp người dùng sử dụng thuận tiện, hiện đại và tiết kiệm thời gian hơn.

Tại sao cần bảo trì, bảo dưỡng nồi hấp

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nồi hấp. Người dùng cần biết cách vận hành đúng. Biết phân loại vật liệu hấp để đạt hiệu quả cao. Đồng thời duy trì bảo dưỡng sản phẩm 12 tháng 1 lần để đảm bảo công suất cũng như tuổi thọ cao.

Tùy thuộc vào nồi hấp có tần suất hoạt động như thế nào để xác định thời gian bảo dưỡng. Dưới đây là 10 cách giúp bạn tự áp dụng hoặc thuê dịch vụ bảo dưỡng nồi hấp. Giúp sản phẩm kéo dài tuổi thọ cũng như tăng hiệu quả hoạt động.

10 mẹo hay giúp bảo dưỡng nồi hấp dụng cụ y tế

10 mẹo sử dụng nồi hấp y tế dưới đây chắc chắn sẽ giúp các bạn sử dụng một cách hiệu quả đồng thời giữ cho thiết bị luôn được vận hành trơn chu nhất.

Việc này giúp các vật chất dư thừa còn sót trên vật liệu được loại bỏ sơ lược. Giúp giảm thiểu quá trình tích tụ vật chất gây ô nhiễm và khiến nồi hấp làm việc vất vả hơn

Chỉ sử dụng nước cất

Đối với thiết bị không tích hợp kèm hệ thống dẫn nước và xử lý mà là thiết bị hệ thống nước độc lập. Chắc chắn cần sử dụng nước cất để thêm vào mỗi chu kỳ hoạt động. Không được sử dụng bất kỳ loại nước nào khác. Độ tinh khiết của nước cất sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của nồi hấp. Nhờ khả năng đảm bảo canxi không bị tích tụ và ăn mòn làm hư hỏng thiết bị.

Làm sạch và khô dụng cụ y tế trước khi đưa vào nồi hấp
Làm sạch và khô dụng cụ y tế trước khi đưa vào nồi hấp

Không làm đầy két chứa nước quá 75%

Đổ nước quá đầy sẽ gây hư hại nghiêm trọng cho hệ thống thoát nước của nồi hấp tiệt trùng.

Bảo quản nồi hấp dụng cụ y tế bằng cách kiểm tra và thay thế

  • Khi vệ sinh máy phải chú ý xem có hư hỏng hay trục trặc gì từ máy không.

Phát hiện sớm các triệu chứng hư hỏng hoặc trục trặc trong hoạt động của nồi hấp sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người dùng. Chỉ đơn giản bằng cách ngăn chặn các sự cố có thể xảy ra trong tương lai.

  • Vệ sinh bộ lọc buồng hấp hàng tuần

Việc này giúp nồi hấp hoạt động tối ưu. Hệ thống thoát nước từ buồng luôn lưu thông.

  • Xét nghiệm bào tử trên vật liệu tồn tại sau khi hấp

Việc này nên thực hiện mỗi năm 1 lần. Giúp xác định khả năng hoạt động của nồi hấp có còn hiệu quả vô trùng không. Mục đích nhằm lên kế hoạch bảo dưỡng, cải thiện.

10 mẹo bảo dưỡng nồi hấp tiệt trùng dụng cụ y tế
10 mẹo bảo dưỡng nồi hấp tiệt trùng dụng cụ y tế
  • Vệ sinh gioăng cửa bằng vải và nước xà phòng loãng hàng ngày.

Việc này giúp thiết bị tránh tích tụ vật chất ô nhiễm trên cửa khi hơi nước ngưng tụ tại đây.

  • Xả chất thải trong két nước

Giúp loại bỏ vi khuẩn và nước thải tích tụ hàng ngày.

  • Đảm bảo lịch bảo trì bảo dưỡng theo yêu cầu của kỹ thuật viên chuyên nghiệp

Tùy thuộc vào từng máy hoạt động mà kỹ thuật viên sẽ lên lịch bảo dưỡng. Cần kiểm tra các bộ phận nhỏ của thiết bị như van, cuộn sưởi, bơm chân không, bẫy hơi  và bộ điều khiển. Giúp nồi hấp tiệt trùng hoạt động chính xác từ trong ra ngoài.

Làm theo hướng dẫn của kỹ thuật viên chuyên nghiệp khi bảo dưỡng nồi hấp tiệt trùng
Làm theo hướng dẫn của kỹ thuật viên chuyên nghiệp khi bảo dưỡng nồi hấp tiệt trùng

Ngoài ra bạn cũng nên chú ý tới vấn đề lựa chọn máy hấp dụng cụ y tế uy tín, chất lượng của nhà cung cấp. Chính sách bảo hành và bảo dưỡng định kỳ của họ sẽ giúp bạn dễ dàng thay thế và bảo dưỡng sản phẩm tốt nhất.

Kết luận

Vậy là với 10 mẹo nhỏ giúp bạn bảo dưỡng nồi hấp tiệt trùng thường xuyên. Nihophawa.com.vn tin rằng thiết bị của bạn sẽ đảm bảo hoạt động hiệu quả. Đồng thời tuổi thọ chắc hẳn cũng được duy trì bền lâu. Tuy nhiên, bạn cũng cần có những kỹ thuật viên chuyên nghiệp tư vấn và hướng dẫn kỹ hơn. Vì mỗi loại máy có thiết kế cấu tạo khác nhau. Bạn nên tham khảo ý kiến từ nhà sản xuất trước khi tiến hành bảo dưỡng nhé!

5/5 (1 Review)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *