Tại sao cần có hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm

Xử lý nước thải phòng thí nghiệm là nhiệm vụ quan trọng khi nghiên cứu khoa học bởi đây là một loại nước thải đặc thù chứa nhiều vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh.

Vai trò của hệ thống xử lý nước thải là rất quan trọng trong công cuộc phòng chống suy thoái môi trường tại Việt Nam. Những cơ quan thẩm quyền trong lĩnh vực dự kiến tối ưu hóa xử lý nước để nước thải ra môi trường đảm bảo chất lượng thực sự nằm trong các tiêu chuẩn quy định.

Nhiệm vụ xử lý nước thải phòng thí nghiệm

Tất nhiên phòng thí nghiệm cũng là đơn vị nằm trong danh sách. Luôn được đòi hỏi phải cung cấp dữ liệu để đáp ứng 2 mục tiêu là: Được chứng nhận thẩm quyền nghiên cứu và các người vận hành cần được đào tạo bài bản về quá trình xử lý nước. Cuối cùng, các dữ liệu cần được báo cáo và trình bày với các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Dữ liệu là những số liệu đáp ứng quy định của Chính phủ đối với nước thải. Giám sát các quá trình thực hiện và cung cấp dữ liệu chính xác. Có thể bao gồm một số phương pháp phân tích được sử dụng để theo dõi mức độ ảnh hưởng của chất gây ô nhiễm. Tác động tiêu cực của chúng đối với con người và môi trường.

Mỗi phòng thí nghiệm cần có hệ thống xử lý nước thải chuyên biệt, an toàn
Mỗi phòng thí nghiệm cần có hệ thống xử lý nước thải chuyên biệt, an toàn

Hướng dẫn và đào tạo các quy trình xử lý nước thải cho nhân viên vận hành là điều bắt buộc. Mục đích là để đảm bảo an toàn cho chính người vận hành, nhân viên tại cơ sở và môi trường xã hội.

Hệ thống xử lý nước thải là gì?

Hệ thống xử lý nước thải là hệ thống được tạo thành từ một số công nghệ chuyên biệt. Đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải cụ thể.

Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế đề phù hợp với nhu cầu biến động của các cơ sở cần sử dụng. Thiết kế ban đầu chuyên dụng cho từng hệ thống là điều thiết yếu. Mục đích là để tránh lãng phí thời gian cũng như tiền bạc trong việc thay thế, nâng cấp.

Mỗi hệ thống xử lý nước thải chất lượng luôn đảm bảo các yếu tố:

  • Quá trình biến đổi ô nhiễm và dòng chảy.
  • Sự thay đổi trong nhu cầu sinh hóa học của nước và điều chỉnh cần thiết
  • Những thay đổi theo yêu cầu tính chất nước thải.

Hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm bao gồm những gì?

Như đã nói, các thành phần chính xác của hệ thống nước thải phụ thuộc vào tính chất của loại nước cần xử lý. Liên quan đến đến quy định xử lý nước thải đã được ban hành của Chính phủ. Nhưng mục tiêu hướng tới vẫn là đảm bảo xử lý để nước đầu ra đạt tiêu chuẩn. Đồng thời giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng tới con người và môi trường.

Về cơ bản, 1 hệ thống xử lý nước thải bao gồm:

  • Làm trong nước: giải quyết các chất rắn lơ lửng trong nước TSS
  • Hỗ trợ sinh hóa: tạo kết tủa, keo tụ các phân tử kim loại hay TSS nào có mặt trong nước.
  • Lọc: Để loại bỏ tất cả lượng chất rắn còn sót lại. Mức độ lọc cần thiết phụ thuộc vào mức độ TSS còn lại.
  • Điều chỉnh pH
  • Bảng điều khiển toàn bộ quá trình xử lý.

Đối với hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm. Các yếu tố trên là đủ. Tuy nhiên, các quá trình diễn ra không sử dụng hóa chất mà áp dụng công nghệ vi sinh để xử lý. Đảm bảo nước đầu ra luôn đạt tiêu chuẩn. Đồng thời vô hại với con người và hệ sinh thái.

>>> Xem thêm: Quá trình tăng trưởng vi sinh dính bám và ý nghĩa trong xử lý nước thải y tế

Tại sao phải có hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm

Phòng thí nghiệm là cơ sở rất đặc thù về tính chất công việc. Những nhân viên làm việc trong cơ sở này luôn tiếp xúc với hóa chất, vi sinh vật, mầm bệnh… Tùy thuộc vào đặc trưng của mỗi cơ sở thí nghiệm mà tính chất nước thải cũng khác nhau.

Hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm có gì?
Hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm có gì?

Tuy nhiên, trong nước thải của các cơ sở thí nghiệm có thể nhận định chung 1 số yếu tố nguy hại. Chìa khóa để đảm bảo an toàn cho người lao động và môi trường xã hội là hiểu biết về các mối nguy hại đó. Để biết cách giảm thiểu tối đa và xử lý.

Các mầm bệnh phổ biến gây ô nhiễm trong nước thải từ phòng thí nghiệm:

Mầm bệnh Vi sinh vật gây nên Đường lây nhiễm đến con người
Bệnh lỵ

Bệnh tả

Thương hàn

Bệnh lao

Uốn ván

Viêm gan truyền nhiễm

Viêm đa cơ

Cảm cúm

Giun móc

Mô bào

Shigella spp.

Vibrio cholerae

Salmonella typhi

Vi khuẩn Mycobacterium

Vi khuẩn lao

Clostridium tetani

Virus viêm gan A

Virus bại liệt

Siêu vi khuẩn

Necator Americanus

Ancylostoma duodenale

Histoplasma capsulatum

Nuốt phải

Nuốt phải

Nuốt phải

Hít phải

Lây qua vết thương

Nuốt phải

Nuốt phải

Hít phải

Tiếp xúc với da

Hít phải

Trong đó, các virus gây cảm cúm thường liên quan đến nhiều loại rhinovirus, coronavirus và những chủng mới chưa biết. Các loại vi sinh hít phải bằng miệng và mũi sẽ đi qua phổi, gây tổn thương phổi. Và vào máu làm tổn thương các tế bào trong máu. Nếu nuốt phải, vi sinh sẽ qua đường tiêu hóa và vào máu.

Ngoài ra, còn có thể phân loại các vật liệu độc hại thường sử dụng trong phòng thí nghiệm và nhiễm vào nước thải như:

Chất độc

Nhiều hóa chất độc hại chết người thường sử dụng trong phòng thí nghiệm. Một trong số này là Carbon tetrachloride CCl4 hay thủy ngân Hg có thể hấp thụ qua da và tích tụ trong cơ thể một thời gian dài gây ngộ độc. Những loại khác như Xyanua dạng khí bay hơi được tạo nên bởi các hợp chất vô cùng nguy hiểm nếu hít phải.

Vật liệu dễ cháy

Hầu như các phòng thí nghiệm đề sử dụng acetone, hợp chất azide và nhiều hóa chất dễ cháy nổ khác. Tuy rằng các hóa chất này ra môi trường khi được pha loãng trong nước sẽ không gây cháy nổ. Nhưng các hợp chất này bản thân nó đã là chất gây hại. Khi phản ứng với các chất khác có trong nước thải sẽ tạo ra hợp chất ô nhiễm. Ảnh hưởng tới sự sống của các sinh vật thủy sinh.

Vật liệu ăn mòn

Axit và bazơ là loại hóa chất phổ biến ở hầu hết các cơ sở thí nghiệm cho nhiều mục đích. Những hóa chất này không chỉ ăn mòn thiết bị và dụng cụ phòng thí nghiệm. Khi rửa dụng cụ với nước, một phần của các hóa chất này sẽ vào nước. Khi phản ứng với các chất khác, tạo thành các hợp chất lơ lửng hoặc trầm tích có hại cho nước.

Tóm lại, các mầm bệnh, hóa chất còn tồn dư sau quá trình thí nghiệm tại các cơ sở được rửa trôi vào hệ thống nước và xả thải ra môi trường. Chúng gây ra hiện tượng phú dưỡng, gây ra các vấn đề về sinh vật thủy sinh, thủy lợi và cây trồng.

Khi các hóa chất ngấm vào hệ thống nước ngầm sẽ gây hại cho con người thông qua nước sinh hoạt. Các mầm bệnh sẽ dễ dàng lây nhiễm tới con người. Vì vậy, xử lý nước thải tại các sơ sở thí nghiệm là điều bắt buộc và cần thực hiện nghiêm túc.

Hệ thống xử lý nước thải thương hiệu Nihophawa

Hiện nay, Nihophawa đang cung cấp hệ thống xử lý nước thải y tế, phòng thí nghiệm với các mức dung tích từ 1 – 1000m3. Hệ thống sử dụng công nghệ AAO kết hợp màng lọc MBR đem lại hiệu quả tối ưu. Nihophawa là thương hiệu của Công ty TNHH Thương Mại và Công Nghệ Hồng Phát, với hơn 10 năm hình thành và phát triển.

Hệ thống xử lý nước thải Nihophawa phòng thí nghiệm
Hệ thống xử lý nước thải Nihophawa phòng thí nghiệm y tế.

Hệ thống xử lý nước thải y tế mang thương hiệu Nihophawa đã đi tới khắp mọi miền Tổ quốc. Chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp hệ thống xử lý nước thải cho nhiều bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế lớn.

Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách có thể tham khảo lắp đặt, thi công hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm Nihophawa hoặc liên hệ trực tiếp tại

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ HỒNG PHÁT

  • Trụ sở: Số 10, Lô C, Khu nhà vườn đô thị mới Việt Hưng,  Giang Biên, Long Biên, Hà Nội

Văn phòng Hà Nội

  • Email: hongphat@nihophawa.vn
  • Hotline: 0986.428.569 – 0247.309.9686
  • Địa chỉ: Số 8 ngách 63/2 đường Lê Đức Thọ, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *