Tủ ấm là 1 thiết bị được sử dụng để phát triển và duy trì môi trường nuôi cây vi sinh hoặc nuôi cấy tế bào. Tủ ấm vi sinh duy trì nhiệt độ, độ ẩm tối ưu và các điều kiện khác như hàm lượng CO2 và oxy của khí quyển vào trong lồng ủ.
Tủ ấm vi sinh rất cần thiết cho quá trình thử nghiệm sinh học tế bào, vi sinh và sinh học phân tử. Được sử dụng để nuôi cấy cả tế bào vi khuẩn và sinh vật nhân chuẩn.
Lịch sử tủ ấm vi sinh
Trong lịch sử sử dụng tủ ấm, Louis Pasteur đã sử dụng khoang nhỏ dưới gầm cầu thang thành 1 buồng ấp trứng. Tủ sấy cũng được sử dụng trong ngành chăn nuôi gia cầm để thay thế cho gà mái. Tỷ lệ nở của các trứng ấp nhân tạo này cao hơn hẳn nhờ khả năng kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm.
Các tủ ấm đơn giản nhất được hình thành là các hộp cách nhiệt có lò sưởi có thể điều chỉnh được nhiệt độ. Ngưỡng nhiệt thường lên tới 60 – 650C nhưng không quá 1000C. Nhiệt độ sử dụng trong nuôi cấy vi sinh thường ở ngưỡng 370C như E.coli chẳng hạn. Đối với các sinh vật khác sử dụng trong thí nghiệm sinh học như nấm men, nhiệt độ tăng trưởng là 300C.
Các loại tủ ấm phức tạp cũng có khả năng hạ nhiệt thông qua quá trình làm lạnh. Hoặc có khả năng kiểm soát độ ẩm cũng như CO2. Điều nyà quan trọng trong việc nuôi cấy tế bào động vật có vú. Độ ẩm tương đối thường đạt trên 80% để ngăn bay hơi. Độ pH đạt được bằng cách duy trì CO2 ở mức 5%.
Lịch sử tủ ấm phòng thí nghiệm
Từ việc hỗ trợ ấp trứng gà, cho phép các nhà khoa học hiểu và phát triển vắc xin điều trị các loại virus nguy hiểm chết người. Tủ ấm nuôi cấy trong phòng thí nghiệm đã được áp dụng cho rất nhiều ứng dụng trong những năm qua. Tủ ấm cung cấp nền tảng phát triển y học và công nghệ thử nghiệm trong sinh học tế bào và phân tử.
Tủ ấm được cấu tạo từ 2 thành phần chính là buồng ủ và thiết bị gia nhiệt. Tủ ấm có thể điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm , thành phần khí hoặc thông gió buồng ủ. Kể từ lần đầu tiên xuất hiện tại Ai Cập và Trung Quốc cổ đại tới thời điểm hiện tại, mục đích chính của tủ ấm vẫn không hề thay đổi. Đó là tạo môi trường ổn định, có kiểm soát để thuận lợi cho nghiên cứu, nuôi cấy và trồng trọt.
Quý khách có thể tham khảo thêm nhiều dòng sản phẩm về tủ ấm qua các bài viết được Nihophawa chia sẻ
- Tủ ấm BOD và nguyên lý hoạt động của tủ ấm BOD
- 5+ vai trò của tủ ấm phòng thí nghiệm trong nghiên cứu
Tủ ấm vi sinh đầu tiên trên thế giới
Những nguyên bản đầu tiên của tủ ấm được tìm thấy từ hàng ngàn năm trước ở Ai Cập và Trung Quốc cổ đại. Sử dụng để ấp trứng gà.
Tủ ấm ấp trứng được coi là 1 cách mạng hóa sản xuất thức ăn. Cho phép gà con nở ra từ trứng mà không cần gà mái ấp. Do đó, giải phóng gà mái đẻ nhiều trứng hơn trong thời gian ngắn hơn. Cả 2 thiết bị ấp trứng của Ai Cập và Trung Quốc về cơ bản là những căn phòng lớn được sưởi ấm bằng lửa. Trong đó, người vận hành sẽ xoay trứng thường xuyên để đảm bảo nhiệt phân phối đều.
Thiết bị ấp trứng vào thế kỷ 16 và thế kỷ 17.
Jean Baptiste Porta vào thế kỷ 16 đã đưa ra 1 bản thiết kế cải tiến tủ ấm hiện đại hơn. Tuy nhiên, sau đó ông phải ngừng công việc của mình do tòa án dị giáo Tây Ban Nha ngăn cản. Đến giữa thế kỷ 17, Rene Antoine Ferchault de Reaumur đã tiếp nhận công việc. Làm thiết bị ấp trứng bằng bếp củi và theo dõi nhiệt độ bằng nhiệt kế Reaumur do chính ông phát minh.
Tủ ấm vi sinh trong thế kỷ 19
Vào thế kỷ 19, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy việc sử dụng thiết bị ấp trứng có thể đóng góp cho tiến bộ y học. Họ bắt đầu thử nghiệm và tìm môi trường lý tưởng để duy trì nguồn gốc nuôi cấy tế bào. Những lò ấp đầu tiên này chỉ đơn giản được tạo thành từ các lọ đựng có chứa 1 ngọn nến duy nhất. Các mẫu được đặt gần ngọn nến này ở mặt dưới của nắp bình. Toàn bộ bình được đặt trong lò sấy khô.
Cuối thế kỷ 19, các bác sỹ đã nhận ra 1 cách sử dụng khách cho tủ ấm ấp trứng đó là giữ ấm cho trẻ sinh non và yếu. Lồng kính trẻ sơ sinh đầu tiên tại bệnh viện phụ nữ ở Paris, sử dụng năng lượng đèn dầu hỏa. 50 năm sau, Julius H. Hess là 1 bác sỹ người Mỹ, được doi là cha đẻ của sơ sinh. Đã thiết kế 1 lồng kính điện cho trẻ sơ sinh gần giống với lồng kính sử dụng ngày nay.
Tủ ấm trong thế kỷ 20.
Sự đổi mới công nghệ tủ ấm vi sinh vào những năm 1960 khi thiết bị có khả năng tạo ra CO2. Các bác sỹ nhận ra rằng có thể sử dụng tủ ấm CO2 để xác định và nghiên cứu mầm bệnh trong cơ thể bệnh nhân. Để đạt được kết quả, mỗi mẫu bệnh phẩm được đặt vào đĩa vô trùng và đặt vào buồng ủ. Không khí trong buồng ủ được giữ ở mức 370C, cùng nhiệt độ cơ thể người. Duy trì nồng độ CO2 và Nitơ trong khí quyển cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng tế bào.
Tại thời điểm này, tủ ấm đồng thời cũng được sử dụng trong kỹ thuật gene. Các nhà khoa học có thể tạo các protein thiết yếu như insulin bằng cách sử dụng tủ ấm. Biến đổi gene bây giờ có thể xảy ra ở cấp độ phân tử, giúp cải thiện hàm lượng dinh dưỡng và khả năng chống lại sâu bệnh của rau cỏ và trái cây.
Tủ ấm hiện đại
Tủ ấm thực hiện nhiều chức năng trong các phòng thí nghiệm khoa học. Thiết bị thường duy trì nhiệt độ ổn định, tuy nhiên các tính năng hỗ tợ được tích hợp thêm. Nhiều thiết bị cũng có khả năng kiểm soát độ ẩm và 1 số loại khí như tủ ấm khí. Một số thiết bị có khả năng lưu thông không khí trong buồng ủ để đảm bảo phân phối nhiệt độ đều.
Nhiều tủ ấm được thiết kế sử dụng trong phòng thí nghiệm có nguồn năng lượng dự phòng. Để đảm bảo rằng việc mất điện không làm gián đoạn các thí nghiệm. Thiết bị tủ ấm vi sinh được sản xuất với nhiều kích cỡ khác nhau, phục vụ số lượng từ nhỏ tới quy mô lớn.
Hi vọng bài viết trên đây của nihophawa.com.vn đã phần nào giúp quý khách hiểu thêm về lịch sử ra đời của tủ ấm. Quý khách có thể để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn vào báo giá về dòng tủ ấm Nihophawa.