Quản lý chất thải lỏng y tế luôn là vấn đề cần được quan tâm trong quá trình khám và điều trị bệnh. Đặc biệt là loại chất lỏng y tế phát sinh trong quá trình sử dụng máy hút dịch.
Loại chất thải này chứa nhiều mầm bệnh, nguy cơ lây nhiễm cao nếu không được quản lý và xử lý đúng cách có thể lây truyền dịch bệnh bất cứ lúc nào. Điều này thể hiện rõ nhất qua đại dịch COVID 19 vừa rồi khi hàng triệu người mắc bệnh. Chỉ một sai sót nhỏ trong quản lý chất lỏng từ bệnh nhân có thể gây bùng phát dịch bệnh trên diện rộng.
Rủi ro của việc quản lý chất thải không phù hợp
Quản lý chất thải là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ cơ sở y tế nào. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề dễ dàng giải quyết khi lượng chất thải lỏng của bệnh nhân phát sinh ngày càng gia tăng. Các mầm bệnh, chất độc hại cùng vô vàn thứ vi khuẩn đều phát sinh từ bệnh viện.
Trong quá trình hút dịch bệnh nhân, lượng chất thải này chiếm đa số là nguồn lây nhiễm nguy cơ cao. Các chất thải phát sinh trong quá trình hút dịch cũng tương đối nhiều như ống hút, ống thông, bình chứa… Các ống thông, đầu hút sử dụng một lần cần được tiệt trùng hoặc tiêu hủy trước khi ra môi trường.Các bình chứa đựng dịch của người bệnh cần được tiệt trùng sạch sẽ theo đúng quy định bằng nồi hấp tiệt trùng.
Bạn có thể quan tâm:
Các quy tắc để quản lý an toàn chất thải lỏng trong hút y tế
Dưới đây là một số nguyên tắc quản lý an toàn chất thải lỏng trong quá trình hút y tế được Nihophawa tổng hợp và chia sẻ tới bạn đọc
- Dảm bảo thu gom đầy đủ các túi chất thải theo đúng phân loại quy chuẩn Việt Nam. Túi rác cần ghi rõ chất thải y tế và được niêm phong hoàn toàn. Tùy vào loại chất thải mà xử lý theo đúng phương pháp tiêu chuẩn, an toàn.
- Lựa chọn khu vực tập kết, lưu trữ rác thải tránh xa khu vực giường bệnh, khu vực cấp thuốc trong bệnh viện. Tránh vứt bỏ ngya lập tức. Luôn nhớ cách xa khu dân cư và sự tiếp xúc của con người. Thường trong các bệnh viện lớn luôn có một khu vực cấm vào để lưu trữ rác thải y tế.
- Luôn tuân thủ việc bảo hộ, đeo găng tay, mặc quần áo theo đúng tiêu chuẩn an toàn của Việt Nam. Chỉ cần sai sót cũng có thể gây nguy hiểm cho bản thân chính nhân viên y tế và cộng đồng.
- Luôn tiệt trùng các thiết bị sử dụng hút dịch trước là sau khi sử dụng với bệnh nhân. Đây là nguồn lây bệnh nguy hiểm cần được quản lý và xử lý chặt chẽ.
- Tuyệt đối không sử dụng lại các dụng cụ cho nhiều bệnh nhân. Dù vội tới đâu cũng nên tuân thủ mọi điều kiện an toàn của việc tiệt trùng thiết bị. Chỉ cần một cái tiện của bạn cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của nhiều người.
- Luôn chuẩn bị các kỹ năng cần thiết sẵn sàng trong mọi tình huống, chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thay thế cho quá trình chăm sóc bệnh nhân.
Luôn đặt mình ở mức độ sẵn sàng cao nhất, lường trước được mọi tình huống có thể xảy ra. Đó chính là tố chất của một nhân viên y tế cần có. Bảo vệ bản thân cũng chính là bảo vệ cộng đồng.
Tầm quan trọng của thiết bị phù hợp
Mặc dù nhiều hướng dẫn chỉ ra vai trò của lỗi của con người trong việc quản lý chất thải không đúng cách, nhưng báo cáo của Joint Commission International nhấn mạnh rằng bản thân thiết bị hút có thể lây nhiễm bệnh nếu nó được thiết kế kém, bị hỏng hoặc sử dụng không đúng cách. Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và không bao giờ sử dụng thiết bị bị nứt, rò rỉ hoặc bị hư hỏng rõ ràng.
Lựa chọn nhà sản xuất và cung cấp uy tín, chất lượng là giải pháp giúp hạn chế các nguy cơ lây nhiễm từ thiết bị y tế. Hiện nay Nihophawa là thương hiệu hàng đầu trong việc sản xuất, cung cấp các thiết bị máy hút dịch hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi với hơn 11 năm kinh nghiệm chắc chắn sẽ đem lại giải pháp tối ưu cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm máy hút dịch Nihophawa, quý khách có thể liên hệ hotline 0986.428.569 để nhận báo giá chi tiết