Chất thải y tế rắn và lỏng là loại chất thải như thế nào? Phương án xử lý loại chất thải này hiệu quả nhất. Hãy cùng đội ngũ kỹ thuật viên Nihophawa tìm hiểu chi tiết.
Phương pháp nâng cao nhận thức về ô nhiễm môi trường đã đạt những hiệu quả nhất định. Giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm cho các nhân viên y tế. Họ hiểu và tự giác giảm thiểu chất thải hơn. Tuy nhiên, việc kiểm soát nhiễm trùng đang đạt ra 1 thách thức lớn. Những gì trong nguồn rác thải y tế có thể tái chế được thế giới đưa ra tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn rất nhiều. Khi cần xử lý thì điều gì sẽ xảy ra và chúng sẽ đi đâu?
Mỗi nhân viên tại mỗi cơ sở chăm sóc sức khỏe đều có câu trả lời của riêng mình. Thực tế tại mỗi vùng là khác nhau và quy định của nhà nước cũng vậy. Ngay cả định nghĩa về chất thải cũng cần giải thích rõ ràng.
Chất thải y tế rắn và lỏng là gì?
Theo điều luật theo dõi chất thải y tế năm 1988 tại Mỹ, chất thải y tế được định nghĩa là bất kỳ chất thải rắn nào được tạo ra trong quá trình chẩn đoán, điều trị hoặc chủng ngừa cho con người, động vật, nghiên cứu hoặc liên quan đến các lĩnh vực này. Hoặc trong quá trình sản xuất và thử nghiệm sinh phẩm.
Những vật phẩm không giới hạn bao gồm:
- Băng gạc thấm dịch cơ thể
- Đĩa và đồ thủy tinh nuôi cấy
- Găng tay và dụng cụ phẫu thuật đã qua sử dụng.
- Dụng cụ kim loại sử dụng để trích lấy máu đã qua sử dụng.
- Môi trường nuôi cấy, mẫu gạc được sử dụng trong nuôi cấy vi sinh.
- Các nhu mô, bộ phận trong cơ thể người và động vật.
Phân loại chất thải y tế rắn và lỏng cơ bản.
Chất thải y tế thuộc 1 trong 4 loại: chất thải lây nhiễm, chất độc hại, phóng xạ và chất khác. Chất thải truyền nhiễm, độc hại và phóng xạ chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong tổng số chất thải y tế nhưng thu hút mối quan tâm lớn nhất.
Cơ quan bảo vệ môi trường EPA ước tính chất thải lây nhiễm chiếm 10 – 15% trong dòng chất thải y tế. Phần lớn là bao bì, thực phẩm… và tương tự như chất thải được tạo ra bởi bất kỳ cơ sở công cộng nào như trường học.
Janet Brown là giám đốc chương trình đối tác của tổ chức phi lợi nhuận Practice Greenhealth cho biết. Phòng mổ OR mang lại cơ hội tuyệt vời để giảm thiểu chất thải. Vì đó là 1 trong những nơi tạo ra chất thải y tế lớn nhất. Cần được cung cấp nguồn lực để tích hợp các chiến lược xanh trong chăm sóc sức khỏe.
Cũng theo ông, chất thải y tế theo quy định có thể giảm đáng kể thông qua quản ls chất lỏng và cải thiện khả năng phân loại. Nếu không, rác sẽ được đưa vào bãi rác, lò hấp hoặc lò đốt để xử lý. Đối với chất thải rắn, có thể ở dạng bao bì, thiết bị y tế, giấy tờ, thực phẩm, chất dẻo. Có thể tái chế hoặc không. Các quy trình tái chế điển hình là phân loại, lựa chọn cơ sở tái chế, đóng gói và dán nhãn, gửi tới cơ sở đã lựa chọn và chờ đợi những thành phẩm mới hoàn toàn. Việc tái chế tại 1 số nơi quỹ đất hạn chế còn được đánh giá là phương án tối ưu nhất.
Quy trình nội bộ
Để đảm bảo an toàn về các bệnh lây qua đường máu, chất thải nguy hại sinh học cần được quy định rõ ràng. Toàn bộ các cơ sở chăm sóc sức khỏe cần chú ý đến gánh nặng về rác thải khi xem xét lựa chọn sản phẩm. Có rất nhiều yếu tố cần quan tâm đến. Đó là an toàn cho bệnh nhân, an toàn cho nhân viên y tế và cuối cùng là an toàn cho môi trường.
Tại các bệnh viện điều trị ung thư và các viện nghiên cứu về căn bệnh hiểm nghèo này. Các chất thải nguy hại sinh học được thu gom tại địa điểm sử dụng bao gồm. Tại giường bệnh nhân, phòng thí nghiệm, phòng mổ, v.v.
Các thùng chứa rác được thu gom vào 1 thời điểm trong ngày. Chất thải được đưa tới phòng xử lý và đặt vào thùng chứa lớn hơn có nắp và có thể di chuyển. Tại những cơ sở y tế có lắp đặt hệ thống xử lý rác thải y tế khép kín, có thể xử lý tại chỗ. Nhưng những cơ sở chưa đủ điều kiện tự xử lý, có thể thu gom và đưa lên xe chở rác thải y tế chuyên dụng để mang đến các cơ sở dịch vụ xử lý.
Chất thải được đưa vào nồi hấp đầy hơi nước. Sau công đoạn tiệt trùng bằng nhiệt độ cao, chất thải bị biến dạng và giảm khối lượng xuống tối đa 50%. Sau khi các chất thải này đã trở nên vô hại, chúng được đưa vào máy nghiền cắt thành những mảnh nhỏ. Cuối cùng, các sản phẩm đã được nghiền nhỏ sẽ được thu gom lại và đưa ra bãi rác để chôn lấp.
Cấu tạo và nhận biết thùng chứa rác thải y tế.
Tại các bệnh viện lớn, vật liệu vô trùng và chất thải được di chuyển trong 2 thang máy riêng biệt. Giúp làm giảm nguy cơ vật tư vô trùng bị ô nhiễm. Sau mỗi ca phẫu thuật, xe đẩy, khăn ga trải giường bẩn, chất thải rắn và lỏng y tế theo quy định được vận chuyển qua thang máy chuyên dụng chở chất thải riêng biệt. Chất thải rắn trong các túi đặt vào các thùng lớn và chuyển tới khu xử lý. Mặt khác, chất thải y tế được đặt trong các thùng chứa màu đỏ, 96 gallon có nắp đậy kín.
Những thùng chứa này có bánh xe và được tùy chỉnh bằng các thanh kim loại phía trước. Việc này có lợi cho các hoạt động vệ sinh gấp 2 lần. Đầu tiên, chúng được kết nối với nhau cho phép nhân viên có thể kéo nhiều xe 1 lúc. Từ khu vực chứa chất thải nguy hại sinh học đến khu xử lý hấp tiệt trùng tại chỗ. Có thiết bị nâng để lấy thanh kim loại và đầu hộp chứa ngay phía trên 1 trong 3 buồng.
Ống hút trong phòng mổ.
Kiểm soát ống hút là phương án hữu ích để giảm thiểu lượng rác thải y tế. Ví dụ, 1 ca phẫu thuật đầu gối có khả năng phát sinh tới 10 ống hút. Các chất lỏng hay dịch hút được xả ngay xuống cống và vào hệ thống nước thải.
Nhiều cơ sở bệnh viện trên thế giới sử dụng chất làm đông để biến chất lỏng thành chất rắn. Giống như thạch để lưu trữ và vận chuyển ít nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, việc này phát sinh thêm chi phí và không làm giảm khối lượng chất thải.
Giảm thiểu rác thải y tế
Việc phát sinh rác thải y tế là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cần có ý thức giảm thiểu tối đa lượng rác thải nguy hại trong khám chữa bệnh. Bằng cách tăng cường các sáng kiến tái chế, cải thiện khả năng phân loại rác thải y tế nguy hại. Tái sử dụng các vật sắc nhọn và triển khai hệ thống quản lý chất lỏng ống hút và thùng khử trùng tái sử dụng.