Công nghệ AAO là gì? Ứng dụng của AAO xử lý nước thải y tế

Công nghệ AAO là gì? AAO được viết tắt bằng 3 chữ: Anaerobic – Yếm khí; Anoxic – Thiếu khí và Oxic – Hiếu khí. Đây là công nghệ thường dùng trong hệ thống xử lý nước thải y tế.

Công nghệ AAO (còn được gọi là ANANOX) là một quá trình xử lý sinh học 2 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu tiên, hoạt động trong môi trường yếm khí sủ dụng 3 buồng ABR là lò phản ứng kỵ khí. Ở giai đoạn thứ 2, sử dụng bùn hoạt tính hiếu khí và thiết bị lắng.

Nitro trong nước thải y tế là 1 trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng phú dưỡng trong môi trường nước. Ngoài ra, hàm lượng nitrat cao trong nước sinh hoạt gây ra chứng methemoglobin chủ yếu ở trẻ em. Đây là chứng gây rối loạn hemoglobin trong máu, dẫn đến thiếu oxy.

Xử lý nước thải theo công nghệ AAO
Xử lý nước thải theo công nghệ AAO là gì?

Vì vậy, nước thải tại các cơ sở y tế cần được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường để loại bỏ nitrat. Để loại bỏ hoàn toàn nitrat, hệ thống xử lý nước thải y tế cần sử dụng công nghệ AAO sinh học.

Quá trình AAO là gì?

Nước thải được đưa vào khoang đầu tiên của bể phản ứng ABR sau khi khử màu và sàng lọc. Tại điều kiện yếm khí, chất hữu cơ được biến đổi thành metan thay cho các hợp chất nitro được chuyển hóa chủ yếu trong ammoniac. 3 khoang ABR sẽ chịu trách nhiệm loại bỏ chất hữu cơ và làm trong nước.

Giai đoạn 2: Amoniac và các phần còn lại của hợp chất hữu cơ, các hợp chất sunfua bị oxy hóa hoàn toàn. Tại bể lắng, các vật chất nổi lên có chứa nitrat được dẫn ngược trở lại buồng thứ 3 trong bể ABR để tiếp tục quá trình khử nitrat.

Trong quá trình AAO diễn ra, kết hợp công nghệ màng lọc Membrane Bioreactor (Màng lọc sinh học) vừa có tác dụng làm lắng, vừa lọc đươc cặn bùn và khử trùng.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ AAO

Nguyên lý hoạt động của AAO được chia làm 3 giai đoạn chính bao gồm xử lý sinh học kị khí, thiếu khí và hiếu khí. Mỗi giai đoạn đều có quy trình hoạt động khác nhau. Sau đây là một vài chia sẻ từ đội ngũ chuyên gia của Nihophawa

Quá trình xử lý sinh học kị khí

Hệ vi sinh vật kỵ khí góp một vai trò quan trọng trong quá trình xử lý sinh học kị khí hay được biết với tên gọi Anaerobic. Những vi sinh vật này có tác dụng phân hủy chất hữu cơ hòa tan và các chất keo. Vi sinh vật trong bể sẽ hấp thụ và chuyển hóa các chất hữu cơ này thành các hợp chất.

Các dạng hợp chất này tồn tại trong bể dưới dạng bọt khí bám vào bùn cặn. Để giúp quý khách hiểu thêm về quá trình này, chúng tôi sẽ gửi tới các bạn sơ đồ

Chất hữu cơ + VK kỵ khí → CO2 + H2S + CH4 + các chất khác + năng lượng

Chất hữu cơ + VK kỵ khí + năng lượng → C5H7O2N (Tế bào vi khuẩn mới)

Có thể dễ dàng nhận thấy khí sinh học được sản sinh trong quá trình này chính là Biogas. Khí sinh học này thường được thu và sản sinh ra nhiệt lượng khi đun nấu trong một số mô hình xử lý nước thải chăn nuôi.

Công nghệ AAO xử lý nước thải
Công nghệ AAO xử lý nước thải

Xử lý sinh học thiếu khí trong công nghệ AAO là gì?

Quá trình xử lý sinh học thiếu khí với tên gọi khác là Anoxic. Quá trình Nitrat hóa và Photphorit diễn ra mục đích để xử lý Nito và Phốt pho. 2 quá trình này được diễn tả như sau:

  • Quá trình Nitrat hóa 

Quá trình này diễn ra trong môi trường thiếu khí. Đây là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật có thể khử Nitrat và Nitrit trong nước thải dể tạo thành khí Nito thoát ra ngoài.

Toàn bộ về quá trình Nitrat hóa trong công nghệ xử lý nước thải đều được khá nhiều các đơn vị trên thế giới tổng hợp và chia sẻ trên website của mình. Nihophawa cũng đã biên soạn và tổng hợp lại thành một bài viết khá hoàn chỉnh. Quý khách có thể tham khảo:

 Nitrat hóa là gì? Ứng dụng trong xử lý nước thải y tế

  • Quá trình Photphorit hóa

Về cơ bản, quá trình này hoạt động dựa trên hệ vi khuẩn Acinetobacter. Chúng được sử dụng để chuyển hóa các hợp chất hữu cơ chứa phốt pho thành các hợp chất hoàn toàn mới không chứa Photpho.

Xử lý sinh học thiếu khí
Xử lý sinh học thiếu khí

Để có thể giúp 2 quá trình này diễn ra được hiệu quả nhất. Hệ thống xử lý nước thải cần cung cấp máy khuấy với tốc độ phù hợp. Khuấy nước để tạo ra môi trường thiếu oxy thuận lợi cho vi sinh vật thiếu khí phát triển.

Quá trình xử lý sinh học hiếu khí

ĐƯợc biết với với tên gọi quá trình Oxic. Quá trình này sử dụng vi sinh vật để khử Nitrate thành Nito phân tử. Đồng thời vi sinh vật trong bùn hoạt tính được đưa vào bể hấp thụ các chất gây ô nhiễm trong bể. Chúng sử dụng N và P làm chất dinh dưỡngđể giải phóng năng lượng

Tất cả đều có trong phương trình

Oxy hóa và phân hủy chất hữu cơ: Chất hữu cơ + O2 → CO2 + H2O + năng lượng
Tổng hợp tế bào mới: Chất hữu cơ + O2 + NH3 → Tế bào vi sinh vật + CO2 + H2O + năng lượng
Phân hủy nội sinh: C5H7O2N + O2 → CO2 + H2O + NH2 + năng lượng

Màng lọc MBR Membrane Bioreactor

Là một công cụ trong quá trình xử lý nước thải y tế. Là sự kết hợp giữa công nghệ phản ứng sinh học với màng lọc siêu vi. Công nghệ này càng ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhờ giải pháp mang lại hiệu quả. Nước thải ra môi trường chất lượng cao, hóa chất, mầm bệnh được loại bỏ.

Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải y tế AAO kết hợp MBR:

  • Xử lý hiệu quả các chất hữu cơ (BOD, COD), nito, phot pho, các vi sinh vật gây bệnh …
  • Hệ thống xử lý nước thải có thể hoạt động ở nồng độ MLSS cao, do đó có thể gia tăng được khả năng xử lý.
  • Tiết kiệm diện tích do thiết kế bể xử lý theo nguyên tắc hợp khối. Màng lọc MBR tích hợp nhiều quá trình xử lý (Lắng – lọc – khử trùng).
Hệ thống xử lý nước thải y tế AAO
Hệ thống xử lý nước thải y tế AAO
  • Module xử lý nước thải MBR có thể lắp đặt chìm hoặc nổi và có thể di chuyển.
  • Có khả năng mở rộng nâng công suất bằng cách lắp đặt thêm module xử lý nước thải mà không cần mở rộng bể xử lý.
  • Nước đầu ra trong, chỉ tiêu TSS (Tổng chất rắn lơ lửng) gần như bằng không vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ, chỉ khoảng 0,1-0,4 µm
  • Không tốn hóa chất khử trùng.
  • Đối với các module xử lý nước thải được thi công, lắp ráp nhanh, cơ động, có thể phối hợp với các bể xử lý sẵn có.
  • Tính tự động hóa cao, ít nhân công vận hành.
  • Độ bền cao bởi các thiết bị lắp ráp trong hệ thống đến từ các hãng uy tín trên thế giới.
  • Hạn chế phát tán mùi hôi vì bể xây chìm, kín.
  • Tạo cảnh quan đẹp, hài hòa với mặt bằng tổng thể.

Ưu điểm mở rộng

Ở các nước phát triển, công nghệ này còn được sử dụng để sản xuất năng lượng nhờ thu hồi được khí metan. Metan được thu hồi từ chất thải trên cùng 1 bể phản ứng kỵ khí để loại bỏ nitrat khỏi nước. Quá trình kỵ khí trước khi xử lý hiếu khí sẽ làm giảm lượng bùn tạo ra, tiêu hóa lượng bùn dư thừa ở giai đoạn 2 trong quy trình. Góp phần làm giảm lượng bùn sinh học và chi phí xử lý.

3 khoang trong bể ABR có dung tích lớn, giúp giảm tải cho quá trình xử lý nếu trong ngày có thời gian cao điểm về lưu lượng xả thải.

Hi vọng bài viết của Nihophawa.com.vn về công nghệ AAO là gì đã phần nào giúp khách hàng hiểu thêm về phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong hệ thống xử lý nước thải y tế ngày nay. Hiện nay, chúng tôi đang là đơn vị cung cấp hệ thống xử lý nước thải y tế cho rất nhiều bệnh viện, phòng khám lớn trên cả nước.

Để nhận được báo giá chi tiết và tư vấn lắp đặt hệ thống xử lý nước thải y tế. Quý khách có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ trực tiếp tới công ty theo Hotline: 0986.428.569

5/5 (1 Review)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *