Những lưu ý trong quá trình hút dịch cho bệnh nhân

Hút dịch là quy trình cần thiết trong y tế. Bằng việc sử dụng quy trình này, nhân viên y tế sẽ giúp bệnh nhân làm sạch đường thở, giảm các biến chứng y khoa. Đồng thời giảm thời gian nằm viện của bệnh nhân.

Nhiều trường hợp hút mũi cần thực hiện hàng ngày và liên tục. Đây là quy trình cực kỳ quan trọng. Vì vậy, các nhân viên y tế luôn cần nắm vững kỹ thuật của quy trình này để thao tác chính xác và nhanh chóng. Đặc biệt trong những tình huống khẩn cấp.

Để giúp quý khách hiểu thêm về quy trình hút mũi và chi tiết về dòng sản phẩm của chúng tôi. Nihophawa sẽ gửi tới cho quý khách các thông tin cần biết về quy trình này.

Các loại quy trình hút cần biết

Quy trình hút được chia làm 3 quy trình chính chiếm chủ yếu trong khám và điều trị là

Hút qua ống thông khí quản

Đây là hình thức hút xâm lấn nhất, chỉ áp dụng quy trình hút này cho các bệnh nhân nặng, nguy kịch hỗ trợ đường thở hô hấp. Ống thông dài nhất từ 20 -24cm với người lớn và 8 -14cm với trẻ sơ sinh.

Lưu ý khi hút dịch
Lưu ý khi hút dịch

Hút mũi họng

Yêu cầu ống thông ngắn hơn. Thường được sử dụng để hỗ trợ đặt nội khí quản. Sử dụng nhiều trong các ca phẫu thuật. Ống thông có chiều dài từ 16cm với người lớn và 4- 8 cm với trẻ sơ sinh.

Hút mũi

Phương pháp được sử dụng cho trẻ nhỏ. Quy trình hút ít xâm lấn nhất. Cha mẹ có thể sử dụng quy trình hút ngay tại nhà cho trẻ nhỏ với các thiết bị bóp bóng.

Khi nào cần sử dụng quy trình hút

Không phải lúc nào quy trình hút dịch cũng được áp dụng cho các bệnh nhân. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân để đưa ra các quy trình phù hợp.

  • Tình trạng của bệnh nhân nghiêm trọng cần thông hút đường thở.
  • Trường hợp bé sơ sinh được sinh ra, phân su làm tắc nghẽn đường thở.
  • Tinh trạng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
  • Không thể tự thông đường thở kết hợp đi kèm âm thanh thở khó.
  • Sử dụng trong các ca phẫu thuật để hút dịch, máu… làm trống vị trí phẫu thuật cho bác sĩ thao tác.
  • Nôn mửa khi phẫu thuật
Khi nào cần hút dịch
Khi nào cần hút dịch. Ảnh Sưu tầm

Một số lưu ý

Cũng giống với các thủ thuật trong y tế khác. Quy trình hút cũng gặp nhiều rủi ro liên quan. Để hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình thao tác, bạn có thể

  • Cho bệnh nhân thở oxy bởi một trong nhiều rủi ro của quá trình hút chính là thiếu oxy thường gặp. Trong quá trình hút, nhân viên y tế cần chú ý tới thời gian hút không vượt quá từ 10-15s.
  • Thao tác chính xác, cẩn trọng. Những chấn thương đường thở sau hút dịch có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng cho bệnh nhân.
  • Chỉ sử dụng máy hút dịch khi thật cần thiết. Không lạm dụng máy hút quá nhiều.
  • Tạo tâm lý thoải mái cho bệnh nhân đặc biệt là trẻ em trong quá trình hút. Điều này làm giảm nguy cơ gây tổn thương đường thở.
  • Vệ sinh máy hút dịch, các ống thông sau mỗi lần sử dụng để tránh lây nhiễm trong cộng đồng. Đặc biệt khi tình trạng dịch bệnh COVID 19 đang diễn biến cực kỳ phức tạp.

Lựa chọn các máy hút dịch cơ động

Trong các bài viết trước, Nihophawa cũng đã đề cập tới nhiều nguy cơ gặp phải của máy hút dịch gắn tường lây lan dịch bệnh. Ngoài ra những thiết bị gắn tường còn giảm thiểu sự cơ động của nhân viên y tế. Ngày càng có nhiều ca mắc COVID 19 trên thế giới. Điều này đòi hỏi những thiết bị có khả năng cơ động, linh hoạt cao có thể di chuyển dễ dàng.

( Nguồn tham khảo: https://blog.sscor.com/)

Máy hút dịch di động Nihophawa
Máy hút dịch di động Nihophawa

Hiện nay, Công ty TNHH Thương Mại và Công Nghệ Hồng Phát đang cung cấp ra thị trường 3 dòng máy hút dịch di động có khả năng cơ động cao. Sản phẩm được tin dùng lại nhiều bệnh viện lớn trên cả nước.

Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm. Quý khách có thể liên hệ hotline: 0986.428.569 để nhận tư vấn trực tiếp từ nhân viên kỹ thuật của chúng tôi.

0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *